Lập dự án nuôi trồng thủy sản là những bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển dự án. Việc liệt kê ra những danh mục đầu tư sẽ giúp bạn định hình được phương án nuôi trồng trong thời gian sắp tới một cách tốt nhất. Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản.
Cách thức lập dự án nuôi trồng thủy sản hiệu quả
1. Thủy sản là gì?
Theo Wikipedia: Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.
Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá.
2. Nuôi trồng thủy sản là gì?
Nuôi trồng thủy sản tiếng Anh là Aquaculture, đây là hoạt động đem các con giống thủy sản đã được chọn lọc kỹ càng, có thể là con giống tự nhiên hoặc con giống nhân tạo thả vào môi trường nuôi đã được chuẩn bị trước đó. Ví dụ như thả cá vào ao hồ hoặc các thiết bị nuôi như lồng, bè, bế nhân tạo…
Nuôi trồng thủy sản có thể tiến hành trong môi trường nước ngọt, nước lợ và cả nước mặn. Các loài thủy sản được nuôi trồng phổ biến hiện nay như tôm, cua, cá, ngao, sò, ốc hoặc có thể là tảo… Người nuôi trồng thủy sản sẽ áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ để tiến hành chăm sóc thủy sản. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và thu về lợi nhuận cho mình cũng như cung cấp lương thực cho cộng đồng.
3. Các loại hình nuôi trồng thủy sản hiện nay
- Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ: Đây là loại hình mà người nuôi trồng theo sở thích, nuôi trong diện tích nhỏ, dùng để tự tiêu thụ trong gia đình hoặc đem bán.
- Nuôi trồng thủy sản thương mại: Là hình thức nuôi trồng ở quy mô lớn, áp dụng ở các cơ sở nuôi trồng thủy sản để có thể thu được lợi nhuận tối đa. Sản phẩm thu hoạch để bán ra thị trường lớn, thậm chí là để xuất khẩu ra nước ngoài.
- Nuôi trồng thủy sản nước lợ: Là hình thức nuôi thủy sản trên vùng nước lợ, các sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên nước lợ thường có giá thành rẻ.
- Nuôi trồng thủy sản bằng nguồn giống khai thác tự nhiên: Có nghĩa là thu gom giống ở bên ngoài tự nhiên từ khi con non cho đến khi trưởng thành, nuôi tiếp đến cỡ thương phẩm rồi đem bán lại ra thị trường.
- Nuôi trồng thủy sản cao sản: Là mô hình nuôi thâm canh, dùng hoàn toàn thức ăn công nghiệp theo nhu cầu mỗi loài. Lấy giống từ các trang trại sản xuất giống, nuôi trong lồng hoặc trong bể nuôi nhân tạo có màng lót…
- Nuôi trồng trên biển: Là hình thức nuôi trồng từ khi thả giống vào đến khi thu hoạch đều sẽ được thực hiện trên biển.
4. Đặc điểm dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên và sự tham gia của con người. Hoạt động này có thể hiểu đơn giản là nuôi trồng, gieo giống thủy sản. Loại hình nuôi trồng này xuất hiện nhiều ở các loài tôm, cá biển, cá nước ngọt,... Với hình thức nuôi phổ biến bao gồm:
- Nuôi thủy sản theo phương pháp bán - tổng công nghiệp, tận dụng môi trường tự nhiên.
- Nuôi thủy sản trong lồng đặt trên mặt biển, mặt sông,...
- Nuôi thủy sản kết hoạt lồng bè trên mặt biển, mặt sông. Được nhiều người áp dụng bởi tiết kiệm thời gian, dễ dàng thu hoạch, có thể nuôi trồng được nhiều loại thủy sản.
Ngành nuôi trồng thủy sản có phạm vi phát triển trên toàn nước và có đội tượng khá rộng rãi. Phát triển mạnh mẽ ở khu vực đồng bằng, vùng ven biển, có điều kiện về mặt sông nước. Tùy vào địa thế cũng như đặc điểm khí hậu từng vùng sẽ hình thành đối lượng sản xuất, quy trình nuôi trồng, mùa vụ cũng khác nhau. Chính vì thế, công tác quản lý cũng như khâu chỉ đạo sản xuất đóng vai trò rất quan trọng. Do dố, nhiều năm gần đây, nuôi trồng thủy sản ngày càng chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, kế hoạch nuôi trồng, chính sách giá cả, nguồn vốn đầu tư.
Đặc điểm nổi bật của ngành nuôi trồng hải sản bao gồm:
- Có phạm vi phát triển trên cả nước và có đối tượng sản xuất khá phức tạp so với nhiều ngành khác.
- Có môi trường sản xuất đặc biệt không thể bị thay thế.
- Có tính thời vụ tương đối vào.
- Đối tượng được sản xuất là những thủy sản sống. Chúng được phát triển và sinh sản dựa trên những quy luật của sinh học. Chính vì thế, luôn đòi hỏi người nuôi trồng phải nắm bắt rõ thời vụ, môi trường, chất lượng giống để lên kế hoạch nuôi trồng một cách hiệu quả nhất.
- Giữ lại một số giống tốt cho thời vị sau.
Việc nắm rõ những đặc điểm trên rất bổ ích cho các nhà đầu tư đang có dự định cũng như quyết định lập dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản sẽ có chiều sâu, đảm bảo những kiến thức cơ bản nhất.
5. Vai trò nuôi trồng thủy sản đối với cơ cấu kinh tế của Việt Nam
Nuôi trồng thủy sản là một hoạt động rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế Việt Nam. Sở hữu điều kiện thuận lợi về mặt sông nước, ngành đánh bắt thủy sản luôn được chú trọng phát triển nhưng bên cạnh đó cũng có mặt hạn chế bởi tài nguyên cạnh kiện. Chính vì thế, giải pháp nuôi trồng hải sản được ứng dụng nhằm tăng số lượng con giống mà không gặp quá nhiều khó khăn.
- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, tăng trưởng hiệu quả. thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, sản lượng xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng.
- Tạo nên nhiều việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như lao động theo hướng đa năng.
- Nâng cao mức thu nhập, tạo điều kiện đồng bộ và vững chắc cho những lao động nông thôn, người nông dân.
- Góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường, hệ sinh thái: Việc nuôi trồng sẽ hạn chế được việc đánh bắt tự nhiên ở trên sông, trên biển, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước, đất hay không khí.
- Trở thành một nhân tố mới trong quá trình chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế, lao động nông thôn nằm trong cơ cấu GDP khu vực I.
6. Định hướng nuôi trồng thủy sản
Nội dung định hướng trong việc lập dự án nuôi trồng thủy sản là nhân tố không thể bỏ sót. Việc định hướng sẽ xác định rõ những mục tiêu trong tương lai từ đó có thể phát triển một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc định hướng dự án sẽ giúp chủ đầu tư, người nuôi trồng có thể khai thác được tiềm năng ở nhiều góc độ khác nhau. Không chỉ thế, xây dựng nội dung này sẽ vạch ra những mặt hạn chế giúp bạn dễ dàng đề ra những giải pháp đầu tư của mình một cách tốt nhất.
7. Ví dụ về Dự án số 04: Đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản
1 |
Tên dự án |
Đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản |
2 | Mục tiêu dự án |
Xây dựng khu nuôi thủy sản công nghệ cao. |
3 | Hình thức chọn nhà đầu tư |
Chọn nhà đầu tư. |
4 | Quy mô dự án |
- Diện tích sử dụng đất: 350 ha. - Tổng số vốn đầu tư các dự kiến: 1.000 tỷ đồng. |
5 | Căn cứ xây dựng dự án |
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phú Đông; Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cam kết lập quỵ hoạch phân khu 1/2000 hoặc quỵ hoạch chi tiết 1/500. |
6 | Vị trí khu đất dự án |
- Địa điểm: ấp Cồn Cống, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông. - Tứ cận khu đất: + Phía Đông: Kênh Ranh. + Phía Tây: Kênh Luông Sâu. + Phía Nam: Sông Cửa Đại. + Phía Bắc: Rạch Hổ Cỏ. - Tài liệu đính kèm: Bản đồ vị trí khu đất dự án. |
7 | Một số thông tin dự án |
|
Đất đai |
- Loại đất: đất công do Ủy ban nhân dân huyện quản lý. - Giá đất tạm tính: + Đất ở nông thôn: 458.627 (đồng/m2) + Đất thương mại, dịch vụ: 366.901 (đồng/m2) + Đất sản xuất - kinh doanh: 275.176 (đồng/m2) + Đất nuôi trồng thủy sản: 172.000 (đồng/m2) |
|
Kết nối giao thông |
Rất thuận tiện giao thông do dự án nằm cặp đường tỉnh 879C. |
|
Nguồn điện |
Nguồn điện cung cấp cho dự án từ lưới điện quốc gia, đảm bảo cung cấp đầy đủ và ổn định. |
|
Nguồn nước cấp |
Đảm bảo đấu nối và cung cấp đầy đủ cho dự án. |
|
Xử lý chất thải/nước thải |
- Biện pháp xử lý chất thải: Thu gom xử lý tập trung. - Biện pháp xử lý nước thải: Xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước. |
|
8 | Điều kiện được hưởng ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư |
* Điều kiện được hưởng ưu đãi đẩu tư: 1. Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai. 2. Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng. 3. Trong cùng một kỳ tính thuế nếu có một khoản thu nhập thuộc diện áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế theo nhiều trường hợp khác nhau thì doanh nghiệp tự lựa chọn một trong những trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có lợi nhất. * Ưu đãi đầu tư: - Ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước: Miễn toàn bộ thời gian thuê đất theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP. - Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP. - Ưu đãi khác: Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo Điểm b Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND. |
9 | Hiệu quả xã hội của dự án |
- Làm thay đổi nhận thức, hành động và tạo điều kiện chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất hiện đại đạt hiệu quả và chất lượng cao. - Cung cấp sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn và dịch vụ du lịch sinh thái, trải nghiệm cho nhân dân. - Hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình sản xuất. - Giải quyết việc làm cho người lao động trong vùng. |
10 | Thời hạn dự án |
30 năm |
Trên đây là những thông tin liên quan đến Cách thức lập dự án nuôi trồng thủy sản hiệu quả. Hy vọng với những thông tin và các quy trình triển khai, các bạn và quý khách đã hiểu được phần nào về ngành nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó nhằm hỗ trợ cho việc tiến hành dự án nuôi trồng của mình. Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận