Con dấu, chữ ký là những ký hiệu để tạo dấu ấn trên các văn bản và vật dụng khác. Trong một số trường hợp, việc đóng dấu, ký tên còn thể hiện ý chí, sự chấp thuận của một tổ chức, cơ quan nào đó đối đối với một cá nhân. Bài viết dưới đây ACC sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Quy định về đóng dấu nhật ký thi công (Cập nhật 2023).

1. Mẫu nhật ký công trình là gì?
Mẫu nhật ký công trình là mẫu văn bản dùng để ghi lại toàn bộ nội dung thi công của công trình do quản đốc, giám sát lập. Nội dung mẫu nhật ký ghi rõ tên công trình, công trường, địa điểm thi công, đơn vị nhà thầu thi công, chủ đầu tư, tên bộ phận giám sát thi công….và những nội dung chính cần hoàn thành trong nhật ký thi công.
Căn cứ Nghị định 06/2021, nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm những thông tin chính:
– Thứ nhất là diễn biến điều kiện thi công như về nhiệt độ, thời tiết và những thông tin liên quan;
– Kế đó là tổng số lượng nhân lực, trang thiết bị mà nhà thầu thi công đã huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; Các công việc xây dựng được tiến hành hàng ngày tại công trường;
– Nhật ký thi công cũng mô tả cụ thể những sai sót, hỏng hóc, tai nạn lao động, các vấn đề nảy sinh khác, biện pháp khắc phục, sửa chữa trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có)
Nhật ký này cũng bao gồm những kiến nghị của đơn vị thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có). Ngoài ra, cũng có những kiến nghị về biện pháp xử lý một số vấn đề nảy sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan. Nếu chủ đầu tư và các nhà thầu trong hoạt động xây dựng công trình có sử dụng văn bản để xử lý các vấn đề kỹ thuật trên công trường thì những văn bản này phải được lưu trữ chung với nhật ký thi công xây dựng công trình.
2. Quy định về đóng dấu nhật ký công trình
2.1. Đóng dấu chữ ký
- Dấu chữ ký là dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản, đây là con dấu khẳng định giá trị pháp lý của văn bản.
- Cách đóng dấu chữ ký:
+ Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.
+ Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
+ Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
- Căn cứ: Điều 32, 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020.
2.2. Đóng dấu treo
- Cách thức đóng dấu: Do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định. Thông thường, khi đóng dấu treo thì đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính.
- Căn cứ: Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020.
- Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính, ví dụ như đóng dấu treo vào phụ lục văn bản.
2.3. Đóng dấu giáp lai
- Cách thức đóng dấu: Dấu giáp lai đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
- Căn cứ: Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020.
- Ngoài ra, tùy theo từng Bộ, ngành mà có quy định riêng.
VD: Tổng cục Hải quan bắt buộc đóng giáp lai với văn bản từ 02 trang trở lên với văn bản in 1 mặt, 03 trang trở lên với văn bản in 2 mặt. Mỗi dấu đóng tối đa không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản (Công văn 6550/TCHQ-VP ngày 21/11/2012).
Lưu ý: Những quy định nêu trên áp dụng bắt buộc đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước từ ngày 05/3/2020.
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ quy định của Nghị định này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.
3. Nhật ký thi công xây dựng công trình sẽ có những nội dung gì?
Căn cứ vào Mục 3 Phụ lục IIA ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nội dung của nhật ký thi công xây dựng công trình như sau:
- Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;
- Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);
- Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
- Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.
Trên đây là nội dung Quy định về đóng dấu nhật ký thi công (Cập nhật 2023). Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận