1. Dấu giáp lai là gì?
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành không có định nghĩa về dấu giáp lai. Có thể hiểu dấu giáp lai là con dấu đóng vào lề phải của tài liệu gồm hai tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch.
2. Hướng dẫn đóng dấu giáp lai đúng quy định
Khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng con dấu như sau:
Điều 33. Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật
1. Sử dụng con dấu
a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
Như vậy, dấu giáp lai phải được đóng theo các quy định sau:
- Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy.
- Mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
3. Hướng dẫn đóng dấu chữ ký đúng quy định
Theo khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì dấu chữ ký phải được đóng theo các quy định sau:
- Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.
- Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
Mọi người cũng hỏi
Câu hỏi 1: Tại sao cần đóng dấu trên hợp đồng?
Trả lời: Việc đóng dấu trên hợp đồng có tác dụng chứng nhận tính hợp lệ và cam kết của các bên tham gia vào hợp đồng. Dấu trên hợp đồng thể hiện sự chấp nhận và cam kết của doanh nghiệp hoặc cá nhân đại diện cho doanh nghiệp về nội dung và điều kiện trong hợp đồng.
Câu hỏi 2: Ai có quyền đóng dấu trên hợp đồng?
Trả lời: Quyền đóng dấu trên hợp đồng thường thuộc về người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, chủ sở hữu hoặc người có thẩm quyền ký kết hợp đồng. Điều này thường được quy định trong quy chế hoạt động của doanh nghiệp và pháp luật.
Câu hỏi 3: Dấu trên hợp đồng có giá trị pháp lý như thế nào?
Trả lời: Dấu trên hợp đồng có giá trị pháp lý như một bằng chứng về sự tham gia và cam kết của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, giá trị pháp lý của dấu còn phụ thuộc vào quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Trong nhiều trường hợp, dấu chỉ là một trong các yếu tố chứng minh tính hợp lệ của hợp đồng, kèm theo các yếu tố khác như chữ ký và thỏa thuận bằng văn bản.
Câu hỏi 4: Nếu không đóng dấu trên hợp đồng thì sao?
Trả lời: Trong một số trường hợp, việc không đóng dấu trên hợp đồng có thể ảnh hưởng đến tính hợp lệ và giá trị pháp lý của hợp đồng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của doanh nghiệp. Một số nước có thể yêu cầu việc đóng dấu trên hợp đồng là bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực.
Nội dung bài viết:
Bình luận