Quy định về đóng dấu hồ sơ xin việc (Cập nhật 2024)

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dấu khác nhau, con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu nội dung Quy định về đóng dấu hồ sơ xin việc (Cập nhật 2023) trong bài viết dưới đây.

Quy định về đóng dấu vuông (Cập nhật 2023)
Quy định về đóng dấu hồ sơ xin việc (Cập nhật 2023)

1. Quy định chung về con dấu

Con dấu là thể hiện giá trị pháp lý đối với các văn bản của cơ quan, tổ chức.  Con dấu có giá trị xác nhận, xác minh một vấn đề, điều khoản, quyền, nghĩa vụ giữa một tổ chức này với cá nhân hay tổ chức khác. Đây được coi là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp giữa các cơ quan, công ty, doanh nghiệp.

- Đối với các cơ quan chức danh nhà nước, việc quản lý con dấu thuộc cơ quan công an:

Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Cụ thể đó là con dấu của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, quỹ xã hội từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và chức danh nhà nước.

Theo quy định đối với con dấu của các cơ quan chức danh nhà nước cần bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi. Cơ quan, tổ chức chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp thì phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

  • Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật;
  • Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu;
  • Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép và sử dụng con dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định;
  • Con dấu được quy định phải là hình tròn, mực dấu màu đỏ.

- Đối với con dấu doanh nghiệp:

Con dấu công ty, doanh nghiệp là một yếu tố pháp lý mang dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp. Chúng được cấp sau khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục thành lập công ty hoặc sau khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được tự quyết định về số lượng con dấu, hình thức, nội dung con dấu, về việc quản lý và sử dụng con dấu, cụ thể:

+ Về số lượng con dấu, doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu chứ không phải chỉ một mẫu như trước đây. Tất cả những con dấu của doanh nghiệp phải giống nhau về hình thức và nội dung.

+ Về hình thức con dấu, doanh nghiệp có thể chọn hình thức con dấu, cụ thể bao gồm:

  • Hình dáng: Con dấu có thể có hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thang, hình thoi, hình elip, hay các hình đa giác. Thậm chí, con dấu có thể có hình hoa, hình bướm, hình cá, hình chim tùy ý, ... Hình dáng con dấu không làm thay đổi giá trị pháp lý của con dấu;
  • Màu sắc: Con dấu có thể sử dụng bất kỳ màu mực gì: xanh, đỏ, tím, vàng, cam, đen hay màu tím cũng được;
  • Kích thước do doanh nghiệp tự lựa chọn

+ Về nội dung con dấu: Ngoài những nội dung bắt buộc là tên và mã số doanh nghiệp, con dấu có thể có những nội dung khác. Doanh nghiệp có thể thêm vào con dấu các nội dung như logo, slogan hay những nội dung khác miễn không vi phạm các quy định của pháp luật về con dấu.

2. Đóng dấu hồ sơ xin việc là gì?

Đóng dấu hồ sơ xin việc, hay còn gọi là công chứng, chứng thực hồ sơ xin việc, là sự xác nhận tính có thực của hồ sơ xin việc. Đối với hồ sơ xin việc, khi các giấy tờ được công chứng, chứng thực sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt rõ hơn về tính xác thực của các thông tin ghi trong hồ sơ, do đó sẽ tạo nên sự tin tưởng nhất định đối với ứng viên. Ngoài ra, việc chuẩn bị một bộ hồ sơ kỹ lưỡng sẽ tạo ấn tượng tốt hơn với phía tuyển dụng.

3. Những giấy tờ nào trong hồ sơ cần công chứng, chứng thực?

Thông thường, trong bộ hồ sơ xin việc sẽ bao gồm: Đơn xin việc; CV; Chứng minh nhân dân; Sơ yếu lý lịch; Bằng cấp, chứng chỉ liên quan; Giấy khám sức khỏe.

Trong đó, các giấy tờ như Đơn xin việc, CV xin việc và Giấy khám sức khỏe không cần công chứng, chứng thực.

Lưu ý, Giấy khám sức khỏe phải có xác nhận của cơ sở y tế, hiệu lực 06 tháng.

Như vậy, các giấy tờ bạn cần thực hiện công chứng, chứng thực gồm:

- Sơ yếu lý lịch;

- Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;

- Bản photo sổ hộ khẩu;

- Bản photo giấy khai sinh;

-Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan...

Trường hợp chứng thực chữ ký, theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

- Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

Trên đây là nội dung Quy định về đóng dấu hồ sơ xin việc (Cập nhật 2023). Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo