Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dấu khác nhau, thường gặp nhất là hai loại con dấu là dấu tròn và dấu vuông được sử dụng trong các doanh nghiệp. Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu nội dung Quy định về đóng dấu hồ sơ thiết kế (Cập nhật 2023) trong bài viết dưới đây.

1. Quy định chung về con dấu
Con dấu là thể hiện giá trị pháp lý đối với các văn bản của cơ quan, tổ chức. Con dấu có giá trị xác nhận, xác minh một vấn đề, điều khoản, quyền, nghĩa vụ giữa một tổ chức này với cá nhân hay tổ chức khác. Đây được coi là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp giữa các cơ quan, công ty, doanh nghiệp.
- Đối với các cơ quan chức danh nhà nước, việc quản lý con dấu thuộc cơ quan công an:
Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Cụ thể đó là con dấu của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, quỹ xã hội từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và chức danh nhà nước.
Theo quy định đối với con dấu của các cơ quan chức danh nhà nước cần bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi. Cơ quan, tổ chức chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp thì phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật;
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu;
- Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép và sử dụng con dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định;
- Con dấu được quy định phải là hình tròn, mực dấu màu đỏ.
- Đối với con dấu doanh nghiệp:
Con dấu công ty, doanh nghiệp là một yếu tố pháp lý mang dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp. Chúng được cấp sau khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục thành lập công ty hoặc sau khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được tự quyết định về số lượng con dấu, hình thức, nội dung con dấu, về việc quản lý và sử dụng con dấu, cụ thể:
+ Về số lượng con dấu, doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu chứ không phải chỉ một mẫu như trước đây. Tất cả những con dấu của doanh nghiệp phải giống nhau về hình thức và nội dung.
+ Về hình thức con dấu, doanh nghiệp có thể chọn hình thức con dấu, cụ thể bao gồm:
- Hình dáng: Con dấu có thể có hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thang, hình thoi, hình elip, hay các hình đa giác. Thậm chí, con dấu có thể có hình hoa, hình bướm, hình cá, hình chim tùy ý, ... Hình dáng con dấu không làm thay đổi giá trị pháp lý của con dấu;
- Màu sắc: Con dấu có thể sử dụng bất kỳ màu mực gì: xanh, đỏ, tím, vàng, cam, đen hay màu tím cũng được;
- Kích thước do doanh nghiệp tự lựa chọn
+ Về nội dung con dấu: Ngoài những nội dung bắt buộc là tên và mã số doanh nghiệp, con dấu có thể có những nội dung khác. Doanh nghiệp có thể thêm vào con dấu các nội dung như logo, slogan hay những nội dung khác miễn không vi phạm các quy định của pháp luật về con dấu.
2. Nội dung thẩm tra bản vẽ thiết kế
Các quy định về đóng dấu bản vẽ thiết kế thì nhà nước cũng quy định cụ thể về các nội dung cần thẩm tra trong bản vẽ, trong đó thẩm tra những vấn đề sau:
- Thiết kế kỹ thuật có tương thích với thiết kế cơ sở không?
- Cơ cấu giải pháp hợp lý phù hợp với các vấn đề bất khả kháng xảy ra.
- Các luật và quy định hiện hành có được tuân thủ một cách chính xác hay không?
- Đánh giá mức độ an toàn của dự án.
- Lựa chọn hợp lý các tuyến và thiết bị kỹ thuật cho các công trình có yêu cầu kỹ thuật
- Sự tuân thủ pháp luật về hoạt động phòng cháy chữa cháy.
3. Các thông tin cần thiết trên con dấu bản vẽ thiết kế
Quy định về đóng dấu bản vẽ thiết kế nhà nước cũng quy định chi tiết các thông tin cần thiết phải có trên con dấu bản vẽ, bao gồm:
- Tên của hình đã hoàn thành bản vẽ, tên công ty, nhà đầu tư dự án.
- Tên của bản vẽ khi đã hoàn thiện.
- Con dấu thể hiện kích thước và các thông số của thiết kế bản vẽ thi công.
- Họ và tên, chữ ký của người thực hiện bản vẽ hoàn chỉnh, có đóng dấu.
- Đại diện nhà thầu xây dựng là ai?.
- Chữ ký và con dấu của nhà thầu.
- Giám sát thi công của dự án.
Trên đây là nội dung Quy định về đóng dấu hồ sơ thiết kế (Cập nhật 2023). Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận