Đơn vị thiếu biên chế là gì? Những điều cần biết

Công chức, viên chức là những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước với chế độ và tiền lương do Nhà nước quy định. Nếu như những lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước có chế độ làm việc theo các loại hợp đồng với thời hạn do các bên thỏa thuận thì những cán bộ, công chức, viên chức này lại làm việc với hình thức biên chế

Đơn vị thiếu biên chế là gì? Những điều cần biết
Đơn vị thiếu biên chế là gì? Những điều cần biết

1. Định nghĩa

Trong các văn bản pháp luật hiện hành, chưa có một định nghĩa cụ thể, rõ ràng nào về biên chế. Mặc dù đây là cụm từ xuất hiện rất nhiều trong các văn bản về cán bộ, công chức, viên chức, như Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức… và các Nghị định về tinh giản biên chế.

Hiểu một cách đơn giản, biên chế là số người làm việc trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước do đơn vị quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của Nhà nước. Đây là vị trí công việc phục vụ lâu dài, vô thời hạn trong các cơ quan Nhà nước, hưởng các chế độ về lương, phụ cấp theo quy định của Nhà nước. Thực chất, lao động biên chế là lao động cho Nhà nước, được Nhà nước đứng ra tuyển dụng, từ đó họ làm việc và hưởng lương được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước và do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước mà hiện nay là Bộ Nội vụ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tình, thành phố trực thuộc trung ương giao và phê duyệt làm căn cứ cung cấp kinh phí cho các hoạt động thường xuyên.

Theo quy định của Luật cán bộ công chức 2008 và Luật Viên chức 2010 (Sửa đổi, bổ sung tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019):

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, vào biên chế trở thành mục tiêu, niềm khao khát của nhiều người bởi vị trí này đảm bảo sự ổn định cho đến tuổi nghỉ hưu, nếu không thuộc diện bị tinh giản biên chế hoặc không tự nguyện nghỉ việc. Trong khi đó, nếu như làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, cá nhân chỉ làm việc theo thời hạn và có thể sẽ phải nghỉ việc, tìm việc làm mới nếu đơn vị tuyển dụng không ký tiếp hợp đồng…

2. Phân biệt nhân viên biên chế và nhân viên hợp đồng lao động

Tiêu chí Nhân viên biên chế Nhân viên hợp đồng lao động
Vị trí Vị trí công việc lâu dài hay vô thời hạn được quốc hội, chính phủ hoặc hội đồng nhân dân các cấp phê duyệt trong các nghị quyết về quy hoạch các chức danh trong bộ máy Nhà nước Công việc theo hợp đồng lao động có thể xác định hoặc không xác định thời hạn. 

Đặc biệt, đối với hợp đồng xác định thời hạn, cá nhân chỉ làm việc đến thời điểm này, sau đó phải nghỉ việc nếu đơn vị không ký tiếp hợp đồng.

Đó là sự khác biệt quan trọng giữa hợp đồng dài hạn và biên chế.

Chủ thể tham gia ký kết Người sử dụng lao động luôn là Nhà nước Người sử dụng lao động không bắt buộc là Nhà nước
Hình thức tuyển dụng Thi tuyển hoặc phỏng vấn Phỏng vấn, thi tuyển
Chế độ đãi ngộ Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, chế độ đãi ngộ và các khoản phụ cấp khác Chỉ được hưởng các chế độ đãi ngộ theo hợp đồng đã thỏa thuận

3. Kết luận

Mặc dù có chế độ đảm bảo cuộc sống đến tận lúc nghỉ hưu và đãi ngộ theo ngân sách Nhà nước là những ưu điểm không thể đong đếm được bằng tiền trong thời buổi hiện nay. Tuy nhiên, nguyện vọng của một bộ phận lớp trẻ này có thể sẽ không trở thành hiện thực với chính sách mới của Đảng và Chính phủ.

Cụ thể, tại Nghị quyết 26-NQ/TW về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp được thông qua vào tháng 05/2018 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh một trong những nội dung cải cách công tác cán bộ trong thời gian tới là có cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tiến tới bỏ chế độ “biên chế suốt đời”.

Thực hiện chủ trương đó, ngày 25/10/2018, Chính phủ đã ra Nghị quyết 132/NQ-CP, trong đó giao Bộ Nội vụ rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các luật, nghị quyết liên quan theo hướng xác định vị trí việc làm gắn với chức danh, chức vụ và tiến tới bỏ chế độ "công chức suốt đời". Trước khi chính thức có quy định về việc xóa bỏ chế độ biên chế suốt đời, hiện nay, việc thực hiện mạnh chính tinh giản biên chế cũng khiến vị trí việc làm của nhiều công chức, viên chức không còn giữ được ổn định. Theo đó, với mục tiêu đến năm 2021, giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015, nhiều đối tượng thuộc bị tinh giản biên chế trong thời gian tới…

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo