Mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo mới nhất [2024]

Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin tưởng nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật. Động cơ của người thực hiện hành vi lừa đảo là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc làm cho người khác do hiểu sai sự thật mà tin tưởng ủng hộ mình. Như vậy, hành vi lừa đảo là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi và phải chịu hình phạt. Do đó, trường hợp chứng kiến, phát hiện một hành vi có dấu hiệu tội phạm lừa đảo của bất kỳ cá nhân nào thì mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền và nghĩa vụ tố giác đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy đơn tố giác tội phạm lừa đảo được viết như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo mới nhất 2023.

Mau Don To Giac Toi Pham Lua Dao

Mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất 2023

1. Đơn tố giác tội phạm là gì?

Theo quy định tại Điều 144 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015, tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể được thực hiện bằng lời hoặc bằng văn bản.

Do đó, đơn tố giác tội phạm có thể hiểu là đơn của cá nhân có nội dung về việc tố giác hành vi có dấu hiệu phạm tội phạm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo mới nhất

Công ty Luật ACC cung cấp mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất 2022 để bạn đọc tham khảo và áp dụng trong trường hợp của mình.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

              ……….., ngày ….. tháng …. năm….. 

ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

     (Về hành vi lừa đảo…) 

               Kính gửi: Cơ quan điều tra, Công an quận/huyện (1) …………................
Tôi tên là:…………………………………Ngày sinh:………………………………...…
CMND/CCCD số:…………do:………………..cấp ngày:………………………...……
Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………….……………..
Hiện đang cư trú tại:……………………………………………………………………...
Nay tôi làm đơn này kính mong Quý cơ quan tiến hành điều tra làm rõ hành vi vi phạm của đối tượng:
Họ và tên:……………………...…………………………………………………………..
Hiện đang cư trú tại:..…………………………………………………………………….
Đối tượng này đã có hành vi (2)……………………...………………………………...
Chứng cứ chứng minh (nếu có) (3):…………………….……………….……………..
Từ sự việc xảy ra nêu trên, tôi cho rằng cá nhân này đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm lừa đảo theo quy định của Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Nay bằng đơn này và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, tôi kính đề nghị các Quý cơ quan xác minh điều tra làm rõ hành vi phạm tội của ông/bà… và xử lý hành vi có dấu hiệu tội phạm của họ theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho người dân chúng tôi và đảm bảo tình hình an ninh, xã hội trên địa bàn.
Tôi xin cam kết những gì tôi vừa trình bày là sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì tôi vừa nêu.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
                                                                                     Người làm đơn
                                                                                   (ký và ghi rõ họ tên)

 

Hướng dẫn viết đơn:

(1) Cơ quan tiếp nhận đơn tố giác tội phạm
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
(Theo quy định tại Điều 145 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC)
(2) Trình bày rõ các sự kiện dẫn đến việc làm đơn tố giác
(3) Trình bày chứng cứ chứng minh nếu có.

(Mẫu đơn này chỉ mang tính chất tham khảo)

Trong đơn tố giác tội phạm lừa đảo, cần được trình bày theo những phần mẫu cơ bản như quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản,... như trên. Đồng thời nội dung sự việc phải rõ ràng, có đầy đủ tài liệu, chứng cứ (nếu có) để cơ quan có thẩm quyền có đủ cơ sở để điều tra xác minh, giải quyết đơn tố giác theo quy định của pháp luật.

3. Quyền và nghĩa vụ của người tố giác tội phạm lừa đảo

Do tâm lý sợ bị đe dọa, trả thù hay phải tham gia vào quá trình tố tục hình sự khi tố giác tội phạm nên một bộ phận người dân còn lo ngại, không dám tố giác tội phạm khi phát hiện, chứng kiến hành vi có dấu hiệu tội phạm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc quyền lợi cũng như sự bảo vệ của pháp luật đối với người tố cáo? ACC sẽ làm rõ cho bạn đọc về nội dung trên. 

Tại Khoản 1, Điều 56 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền của người tố giác như sau: 

“Điều 56. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố

  1. Cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền:
  2. a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa;
  3. b) Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  4. c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”

Tuy nhiên, để phục vụ công tác điều tra người tố giác có nghĩa vụ phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc. (Theo quy định tại Khoản 2, Điều 56 Bộ Luật Tố tụng hình sự).

Trên đây là mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo mới nhất hiện nay. Trường hợp còn vướng mắc, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau để được hỗ trợ chi tiết:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo