Mẫu đơn tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm, do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó. Trên thực tế, có nhiều người nhận được tài sản do người khác nhưng không có ý định trả lại tài sản đố cho chủ sở hữu dân tới việc họ phải trình báo với cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu lấy lại tài sản. Vậy mẫu đơn tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép soạn như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Mẫu đơn tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép.

7

Mẫu đơn tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép

1. Đơn tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép

Chiếm giữ trái phép tài sản là (Hành vi) không trả lại tài sản mình được giao nhầm; hoặc không nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mình tìm được, bắt được… mà tiếp tục chiếm hữu; sử dụng hoặc định đoạt tài sản đó.

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi chuyển dịch tài sản của người khác đang có một cách hợp pháp thành tài sản của mình một cách trái phép. Biểu hiện của sự chuyển dịch này là hành vi tiếp tục chiếm hữu; là hành vì sử dụng hoặc là hành vi định đoạt tài sản. Xét về tính chất; hành vi chiếm giữ trái phép tài sản cũng giống như hành vi chiếm đoạt tài sản. Giữa hai hành vi này chỉ có sự khác nhau; ở đặc điểm của tài sản là đối tượng của hành vi phạm tội; – đối tượng của hành vi chiếm giữ là tài sản đang trong tình trạng không có người quản lí như tài sản bị giao nhầm; bị bỏ quên, bị đánh rơi… còn đối tượng của hành vi chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lí…

Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015, tội chiếm giữ trái phép tài sản được hiểu như sau:

“ 1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó, chiếm giữ trái phép tài sản được hiểu là hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản; cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm; hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu được nhận lại tài sản đó; theo quy định của pháp luật.

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp; hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm, do tìm được; bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó. Trên thực tế, có nhiều người nhận được tài sản do người khác; nhưng không có ý định trả lại tài sản đố cho chủ sở hữu dân tới việc họ phải trình báo với cơ quan có thẩm quyền; để yêu cầu lấy lại tài sản.

Những người có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác; có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; đối với hành vi chiếm giữ tài sản trái phép được dựa trên giá trị tài sản chiếm giữ.

2. Mẫu đơn tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép

Trong Mẫu đơn tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép phải ghi rõ và đầy đủ các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm tố cáo;
  • Cơ quan nhận đơn tố cáo: theo quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác; tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Họ tên, giấy tờ chứng minh nhân dân, địa chỉ của người tố cáo; số điện thoại, địa chỉ email (nếu có) của người tố cáo;
  • Người bị tố cáo (họ và tên, giấy tờ chứng minh nhân dân, địa chỉ); và các thông tin khác có liên quan;
  • Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo: Chiếm đoạt tài sản trái phép;
  • Nội dung cụ thể sự việc; (nếu tóm tắt diễn biến sự việc dẫn đến bị chiếm đoạt tài sản), hành vi vi phạm; xâm phạm quyền và lợi ích gì (người bị hại bị thiệt hại những tài sản gì);
  • Nêu căn cứ pháp lý xác định hành vi; (phân tích theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự như ở trên; chúng tôi đã phân tích);
  • Chứng minh thiệt hại xảy ra: giá trị tài sản bị xâm hại… bằng việc đưa ra các bằng chứng, chứng cứ.
  • Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Mời bạn tham khảo; và tải xuống mẫu đơn tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép dưới đây của chúng tôi.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày …..tháng……..năm 20…

 

ĐƠN TỐ CÁO

(Về hành vi chiếm  giữ tài sản trái phép của ………………..)

 

Kính gửi: CÔNG AN QUẬN ………………………..

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ……………..

Họ và tên tôi: .............................Sinh ngày: ...................................

Chứng minh nhân dân số: ...................................

Ngày cấp: …../…./…….. Nơi cấp: Công an tỉnh ...................................

Hộ khẩu thường trú: ...................................

Chỗ ở hiện tại: ...................................

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh: ................................... Sinh ngày: ...................................

Chứng minh nhân dân số: ...................................

Ngày cấp: ................................... Nơi cấp: ...................................

Hộ khẩu thường trú: ...................................

Chỗ ở hiện tại: ...................................

Vì anh ………………….. đã có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của tôi với số tiền là ……………………… Sự việc cụ thể như sau:

…………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, anh …………………. đã chiếm đoạt tài sản của tôi là …………………….. triệu đồng của tôi.

Tôi cho rằng hành vi của anh …………………. có dấu hiệu phạm tội Chiếm giữ tài trái phép Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015, tội chiếm giữ trái phép tài sản. Theo đó Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm, do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó.Tội chiếm giữ trái phép tài sản thể hiện bởi một trong các hành vi: cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại.

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh ……………….. Kính đề nghị Quí cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh …………. về hành vi chiếm giữ tài sản trái phép.

 

Buộc anh …………………. phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết.

Xin chân thành cảm ơn!

                                               Người tố cáo

                                              (Ký và ghi rõ họ tên)

3. Khung hình phạt của tội chiếm giữ trái phép tài sản

Điều 176 Bộ luật Hình sự quy định 02 khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

- Khung hình phạt phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật.

- Khung hình phạt phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Mẫu đơn tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo