Địa điểm đổi Căn cước công dân ở đâu?

Việc đổi Căn cước công dân (CCCD) không chỉ là quy trình hành chính đơn thuần mà còn là một phần quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Việc này có thể đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là về việc lựa chọn địa điểm để thực hiện quy trình này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đổi cccd ở đâu để đổi CCCD, cung cấp thông tin hữu ích giúp mọi người tiếp cận dịch vụ này một cách dễ dàng và hiệu quả.

Địa điểm đổi Căn cước công dân ở đâu?

Địa điểm đổi Căn cước công dân ở đâu?

1. Đối tượng thực hiện đổi Căn cước công dân

Theo Nghị định 125/2021/NĐ-CP, những đối tượng sau đây bắt buộc phải đổi CCCD. Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ Căn cước công dân thực hiện đổi thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp sau đây:

- Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên.

- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

- Xác định lại giới tính, quê quán;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

- Khi công dân có yêu cầu.

2. Địa điểm đổi Căn cước công dân ở đâu?

Về việc địa điểm làm thủ tục đổi thẻ CCCD gắn chip đã được cơ quan nhà nước sắp xếp và hỗ trợ một cách tuyệt đối.

Và theo điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận thì nguyên tắc tiếp nhận làm CCCD như sau:

- Cơ quan quản lý CCCD Công an cấp huyện và đơn vị hành chính tương đương tiếp nhận hồ sơ giải quyết các trường hợp cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân có nơi đăng ký thường trú tại địa phương đó.

- Cơ quan quản lý CCCD Công an cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân có nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó; các trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân và cấp lại thẻ CCCD đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

- Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân có yêu cầu và các trường hợp đặc biệt khác do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.

Tóm lại, việc xin cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân, bạn phải đến cơ quan quản lý căn cước công dân tại nơi đăng ký thường trú (ở cấp huyện hoặc cấp tỉnh) hoặc nộp hồ sơ và đến cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an để thực hiện thủ tục đổi thẻ căn cước công dân.

3. Hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân

- Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân (mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an);

- Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì hồ sơ còn có:

+ Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 104/2020/TT-BCA ngày 30/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an);

+ Giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi thông tin công dân.

4. Thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân

Bước 1: Công dân đến địa điểm làm thủ tục cấp Căn cước công dân của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân không đủ điều kiện đổi thẻ Căn cước công dân thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do. Trường hợp công dân đủ điều kiện đổi thẻ Căn cước công dân thì thực hiện các bước sau.

Bước 2: Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.

+ Trường hợp thông tin công dân không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.

+ Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.

Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân.

Bước 4: In Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra, ký xác nhận; in Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký xác nhận.

Bước 5: Thu Căn cước công dân cũ, thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an.

Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và thời gian trả kết quả: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định, hội nghị đơn vị).

5. Làm thẻ CCCD có phải nộp lại thẻ CCCD cũ không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA thì cán bộ Công an sẽ thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân thường khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân thường sang thẻ Căn cước công dân gắn chip. 

Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi làm thẻ căn cước công dân gắn chip mới vẫn có không ít người dân vẫn còn giữ chứng minh nhân dân, căn cước công dân cũ do khai báo mất, không giao nộp hoặc cán bộ làm thủ tục chưa thu lại… Điều này khiến một số người đã làm Căn cước công dân gắn chip lại có cùng lúc hai loại giờ tờ chứng minh nhân thân, đó là Căn cước công dân gắn chip mới làm và chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân cũ. Thế nhưng, khi đã được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip rồi thì căn cước công dân cũ sẽ không còn hiệu lực pháp lý nữa.

Việc thu hồi thẻ CCCD cũ giúp cơ quan công an quản lý chặt chẽ hơn về việc cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Giảm thiểu nguy cơ sử dụng thẻ CCCD giả, mạo danh.

6. Câu hỏi thường gặp:

6.1 Nếu tôi đang ở xa nơi thường trú, tôi có thể đổi CCCD tại địa phương đang sinh sống không?

Có thể. Bạn có thể nộp hồ sơ đổi CCCD tại Công an cấp huyện nơi bạn đang công tác, học tập, sinh sống, làm việc.

6.2 Nếu tôi không đến lấy CCCD đúng ngày hẹn thì sao?

CCCD của bạn sẽ được lưu giữ tại cơ quan công an trong vòng 30 ngày. Sau 30 ngày, bạn không đến lấy CCCD, CCCD của bạn sẽ bị hủy.

6.3 Tôi có thể tra cứu tiến độ hồ sơ đổi CCCD online được không?

Có thể. Bạn có thể tra cứu tiến độ hồ sơ đổi CCCD trên Cổng thông tin điện tử quốc gia

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo