Chi phí biên (Marginal cost) được hiểu là chi phí biểu thị phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đầu ra. Nó cho chúng ta biết mức phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoăc hi sinh thêm để đánh đổi lấy việc có thêm được một đơn vị đầu ra.. Mời bạn tham khảo bài viết: Ưu điểm và công thức tính chi phí biên để biết thêm chi tiết.
Ưu điểm và công thức tính chi phí biên
1. Khái niệm chi phí biên
Chi phí biên (Marginal cost) được hiểu là chi phí biểu thị phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đầu ra. Nó cho chúng ta biết mức phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoăc hi sinh thêm để đánh đổi lấy việc có thêm được một đơn vị đầu ra.
Chi phí biên là phần chi phí tăng thêm tương ứng với một sản phẩm được sản xuất thêm so với số lượng dự tính ban đầu, từ chi phí biên mà ta biết được số phí tổn hay chính là mức tiền mà công ty phải bỏ ra để sản xuất thêm một sản phẩm nữa. Hiểu một cách đơn giản, chi phí biên chính là sự biến đổi trong tổng chi phí sản xuất khi tăng thêm hoặc giảm đi một đơn vị sản phẩm so với dự tính ban đầu.
2. Mối quan hệ giữa chi phí biên với các loại chi phí khác
Sự thay đổi trong chi phí biên có thể làm biến động đến những loại chi phí khác theo hướng tăng hoặc giảm dần. Cụ thể như sau:
- Giữa chi phí biên với chi phí trung bình: khi chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình thì chi phí trung bình sẽ được xác định là giảm dần. Khi chi phí biên bằng chi phó trung bình thì chi phí trung bình sẽ đạt giá trị cực tiểu. Khi chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình thì giá trị của chi phí trung bình sẽ tăng dần.
- Giữa chi phí biên và chi phí biến đổi trung bình: khi chi phí biên bằng mức chi phí biến đổi trung bình thì chi phí biến đổi trung bình sẽ đạt giá trị cực tiểu. Khi chi phí biên lớn hơn chi phí biến đổi trung bình thì giá trị của chi phí biến đổi trung bình sẽ được tăng dần.
3. Cách xác định chi phí biên
Chi phí biên là sự thay đổi trong tổng chi phí hay tổng chi phí biến đổi khi thay đổi một đơn vị sản lượng. Công thức tính chi phí biên như sau:
=> Chi phí biên = thay đổi của tổng chi phí/ thay đổi của sản lượng
- Thay đổi tổng chi phí: Ứng với mỗi quy mô sản xuất, trong một khoảng thời gian nhất định, chi phí sản xuất có thể tăng lên hoặc giảm đi khi khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi. Việc sản xuất thêm một khối lượng sản phẩm đòi hỏi phải thuê thêm công nhân hoặc mua thêm nguyên liệu, thậm chí đầu tư thêm các tài sản cố định để phục vụ sản xuất và đáp ứng khối lượng đầu ra dẫn tới việc chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Sự thay đổi này sẽ được xác định bằng cách lấy chi phí sản xuất ứng với khối lượng sản xuất theo khối lượng mới trừ đi chi phí sản xuất ứng với khối lượng sản xuất ban đầu
- Thay đổi sản lượng: ứng với một quy mô sản xuất, khối lượng sản phẩm sản xuất có thể tăng hoặc giảm tại các thời điểm khác nhau. Số lượng này phải đủ để đánh giá những thay đổi đáng kể trong chi phí. Sự thay đổi về sản lượng được tính bằng cách lấy khối lượng sản phẩm được thực hiện trong lần đầu sản xuất sau khi trừ đi khối lượng sản phẩm được thực hiện trong lần sản xuất trước đó.
Ví dụ: Công ty A sản xuất 20 chiếc bút máy với tổng chi phí là 500.000 đồng, còn tổng số chi phí để sản xuất 21 chiếc bút máy là 510.000 đồng. Khi đó, để sản xuất thêm được chiếc bút mát thứ 21 thì công ty phải chi trả thêm số tiền là 10.000 đồng. Từ đó, chi phí biên để sản xuất ra chiếc bút máy thứ 21 là 10.000 đồng. Vậy nên chi phí biên trong trường hợp này được xác định là 10.000 đồng.
Trên thực tế, nếu chi phí biên bị giảm cũng đồng nghĩa với chi phí trung bình bị giảm theo, tuy nhiên trong một số trường hợp khi chi phí biên tăng thì chi phí trung bình vẫn có thể bị giảm bởi chi phí bổ sung không đáng kể so với khoản đầu tư ban đầu.
4. Ưu điểm và nhược điểm của chi phí biên
4.1. Ưu điểm
Việc các nhà quản lý áp dụng các phương pháp chi phí biên vào quá trình giải quyết công việc bởi nó có các ưu điểm điển hình như:
- Chi phí biên là phương pháp được sử dụng chủ yếu để giúp cho người quản lý dễ dàng so sánh được kết quả của quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó đưa ra được các quyết định cắt giảm những hoạt động không đem lại được hiệu quả, đồng thời đối chiếu, so sánh doanh thu...
- Cách thức đơn giản, dễ dàng áp dụng đồng thời tạo ra hiệu suất hiệu quả hơn.
- GIúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định có giá trị, từ tổng hợp kết quả để đưa ra các kế hoạch sản xuất mới
- Từ việc áp dụng chi phí biên mà có thể lựa chọn ra được sản phẩm tối ưu nhất có giá thành sản xuất không bị biến động.
4.2. Nhược điểm
- Trong quá trình áp dụng chi phí biên thì người quản lý thường gặp khó khăn, hạn chế khi thực hiện các thủ tục định giá sản phẩm tồn kho
- Trong một số trường hợp, việc sử dụng kết quả của chi phí biên để đưa ra quyết định thì sẽ khá nguy hiểm và rủi ro.
Trên đây là một số thông tin về Ưu điểm và công thức tính chi phí biên - Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận