Doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu có đúng hay không? Nếu bạn đang có thắc mắc liên quan đến câu hỏi doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu hãy theo dõi bài viết sau đây.
Doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu
1. Con dấu
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, con dấu của doanh nghiệp đã có những quy định được thay đổi, cụ thể:
“Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
- Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
- Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, căn cứ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, pháp luật đã bổ sung thêm hình thức con dấu bao gồm:
– Con dấu được làm tại cơ sở khắc dấu
– Dấu dưới hình thức ký số
Theo đó, doanh nghiệp sẽ được quyết định loại dấu mà doanh nghiệp sẽ sử dụng cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Từ 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không còn phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Hồ sơ thông báo mẫu dấu
Hồ sơ thông báo mẫu dấu bao gồm các giấy tờ, tài liệu mà doanh nghiệp cần chuẩn bị để gửi tới cơ quan chức năng, cụ thể gồm:
– Văn bản thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp theo mẫu quy định.
– Mẫu giấy ủy quyền hoặc hợp đồng dịch vụ nếu người thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu doanh nghiệp là cá nhân hoặc tổ chức được ủy quyền.
– Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người nộp hồ sơ.
– Mục lục hồ sơ;
– Bìa hồ sơ.
Các thông tin lưu ý về con dấu khi tiến hành làm thủ tục thông báo mẫu dấu doanh nghiệp như sau:
– Con dấu không được chứa Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Con dấu không chứa các hình ảnh, biểu tượng, tên của các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị tổ chức chính trị – xã hội,…
– Các từ ngữ trong con dấu không được đi ngược lại lịch sử, văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Các bước thông báo mẫu dấu
3.1 Thủ tục
Theo như quy định của pháp luật hiện hành, có hai hình thức thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu doanh nghiệp, đó là: thông báo mẫu dấu trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh; thông báo mẫu dấu doanh nghiệp thông qua mạng internet.
Hình thức nộp hồ sơ thông báo tại Phòng đăng ký kinh doanh gồm các bước cơ bản sau:
– Đánh giá, kiểm tra mẫu con dấu sử dụng doanh nghiệp;
– Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu bản cứng để nộp tới cơ quan tiếp nhận.
– Tiếp nhận giấy biên nhận của cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ.
Hình thức thông báo mẫu dấu doanh nghiệp thông qua mạng gồm các bước cơ bản sau:
– Đánh giá mẫu dấu doanh nghiệp trước khi tiến hành thực hiện thông báo.
– Đăng nhập hệ thống đăng ký qua mạng thông qua website của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;
– Lựa chọn hình thức nộp hồ sơ thông báo;
– Đính kèm các mẫu giấy tờ, tài liệu của hồ sơ;
– Thực hiện ký điện tử xác nhận và nộp hồ sơ;
– Tiếp nhận thông báo đăng tải thông tin và nộp hồ sơ thành công.
Quá trình đánh giá con dấu cần có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Việc đánh giá càng chính xác thì trong các hoạt động quản lí và sử dụng con dấu của mình doanh nghiệp càng tránh được nhiều rủi ro bất cập.
Việc ủy quyền cho các công ty hỗ trợ dịch vụ thông báo mẫu dấu là hoàn toàn cần thiết. Thông thường những công ty luật uy tín như Luật Hoàng Phi thường thực hiện trọn gói cho khách hàng ngay từ những bước đăng ký thành lập doanh nghiệp đến thủ tục thông báo mẫu dấu doanh nghiệp cho khách hàng.
Ngoài những ưu đãi khi sử dụng dịch vụ trọn gói, Luật Hoàng Phi có hỗ trợ riêng các dịch vụ về con dấu như: thay đổi hình thức, nội dung, số lượng con dấu mà doanh nghiệp đang sử dụng.
3.2 Thẩm quyền quyết định
Thẩm quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung con dấu như sau:
Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân. Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác (được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tại Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP).
3.3 Không cần thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng
Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, việc thông báo mẫu dấu là thủ tục bắt buộc hiện nay.
Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định trên. Như vậy, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
Đây được coi là một quy định mới, tiến bộ, phù hợp trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp.
Như vậy, bài viết trên là câu trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu. Hãy liên hệ Công ty ACC nếu bạn đang có những thắc mắc liên quan đến câu hỏi doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu. Chúng tôi luôn đồng hành cũng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận