Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tiếng anh là gì

 

Bạn đang tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong tiếng Anh? Bài viết từ công ty Luật ACC sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết và chi tiết nhất. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật ACC giải thích cụ thể về khái niệm "doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài" (foreign-owned enterprise) và các điều kiện để thành lập loại hình doanh nghiệp này tại Việt Nam.

Bài viết không chỉ dừng lại ở việc giải thích thuật ngữ mà còn cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy trình, thủ tục cần thiết để đăng ký và vận hành một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Từ việc chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn đăng ký, cho đến việc tuân thủ các quy định pháp lý và thuế, tất cả đều được trình bày rõ ràng và dễ hiểu.

Luật ACC cam kết hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình từ khâu chuẩn bị đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, đảm bảo mọi thủ tục diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Với sự tư vấn chuyên nghiệp từ Luật ACC, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện và đầy đủ về cách thành lập và quản lý doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu thêm qua bài viết này để nắm bắt cơ hội đầu tư và kinh doanh một cách tốt nhất.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tiếng anh là gì

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tiếng anh là gì

I. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? 

Theo quy định Luật Doanh nghiệp hiện hành, khái niệm "doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" không tồn tại. Còn theo quy định của Luật Đầu tư, thay vì có khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có khái niệm "tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài" theo đó "tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông". Trong khi đó, khái niệm thông thường được sử dụng trong kinh doanh hay dùng hay đơn thuần chỉ là thực tế giao tiếp thì cụm từ "doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" lại phổ biến hơn bao giờ hết. 

Cụm từ "doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" gồm 2 ý chính: (i) Doanh nghiệp và (ii) Có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ nhất, theo pháp luật về doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Thứ hai, vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là một khoản tiền được đầu tư bởi một cá nhân hoặc tổ chức mang quốc tịch nước ngoài. Trong khi đó, Luật đầu tư năm 2020 không sử dụng, khái niệm "doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" mà chỉ sử dụng khái niệm "tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài" đây là điểm khác biệt về mặt khái niệm/thuật ngữ giữa hai luật chuyên ngành. 

Căn cứ theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì "tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh". Như vậy, "doanh nghiệp" là một khái niệm nhỏ thuộc khái niệm "tổ chức kinh tế". Bởi lẽ theo Luật Doanh nghiệp quy định có 5 loại hình doanh nghiệp như sau: (i) Doanh nghiệp tư nhân; (ii) Công ty hợp danh; (iii) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; (iv) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và (v) Công ty cổ phần, đồng thời căn cứ vào khái niệm "doanh nghiệp" theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì rõ ràng cho thấy 4 loại hình này đều thoả mãn các đặc điểm của "doanh nghiệp" theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tuy nhiên liên quan tới việc góp vốn đầu tư nước ngoài thì pháp luật về đầu tư cho phép thành lập tổ chức kinh tế là doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần vào doanh nghiệp nhưng cũng giới hạn rằng chỉ với (i) Công ty hợp danh; (ii) Công ty trách nhiệm hữu hạn và (iv) Công ty cổ phần, không bao gồm doanh nghiệp tư nhân. Điều này cho thấy có sự thiếu nhất quán về nội dung giữa các pháp luật chuyên ngành quy định về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 

Như vậy khi nói đến thuật ngữ "doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" tức rằng đang nói tới các loại hình công ty theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Đối với các loại hình công ty này, nhà đầu tư được phép góp vốn, mua phần vốn góp hoặc mua cổ phần nhằm mục đích thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 

>> Tham khảo: Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

II. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếng anh là gì

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn được biết đến với tên gọi là doanh nghiệp có vốn FDI- viết tắt cụm từ tiếng Anh Foreign Direct Investment chia làm 2 loại chính để dễ phân biệt đó là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có 1 phần vốn đầu tư nước ngoài. 

Doanh nghiệp có 100% vốn FDI là các công ty thuộc sở hữu hoàn toàn của các các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam và hoạt động theo pháp luật Việt Nam hiện hành và do người nước ngoài trực tiếp đứng ra điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm hướng đến mục đính chính là để thu lợi nhuận về cho mình từ khoản tiền bỏ ra đầu tư ban đầu.

III. Các hình thức đầu tư tại Việt Nam

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư năm 2020 có 5 hình thức đầu tư gồm: 

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
3. Thực hiện dự án đầu tư;
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

>> Tham khảo: Thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài mới 2024

IV. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 

1. Điều kiện để nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Căn cứ quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư năm 2020:

Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư; 

Thứ hai, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

>> Tham khảo: Quyền nhập khẩu doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài

2. Điều kiện để nhà đầu tư là tổ chức kinh tế thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 22 Luật Đầu tư năm 2020:

Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác 

Thứ nhât, có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh

Thứ hai,  có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

Thứ ba, có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

V. Ưu điểm thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam

- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài dù có thành viên là nhà đầu tư nước ngoài nhưng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Khi doanh nghiệp không có Giấy chứng nhận đầu tư sẽ giảm thiểu thủ tục khi có sự thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.

- Thủ tục thay đổi đơn giản: Khi doanh nghiệp chỉ có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ phải thực hiện khi có sự thay đổi tên công ty, địa chỉ công ty, thông tin chủ sở hữu,…thực hiện thủ tục giống như doanh nghiệp Việt Nam;

- Không phải thực hiện các thủ tục cập nhật thông tin đầu tư trên hệ thống quản lý về đầu tư.

- Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả trường hợp mua tới 100% vốn góp của công ty) cũng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp công ty kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nếu nhà đầu tư nước ngoài mua từ 1% phần vốn góp cũng cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

VI. Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo thủ tục sau: 

Thứ nhất, căn cứ điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư năm 2020 thì nhà đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) trước khi thành lập tổ chức kinh tế.  

Thứ hai, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư năm 2020 thì nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế cần phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư năm 2020. Bên cạnh đó, đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thực hiện việc thành lập tổ chức kinh tế mới theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020. Mặt khác, Luật Đầu tư năm 2020 cũng chỉ rõ nhà đầu tư là tổ chức kinh tế thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020 khi thành lập tổ chức kinh tế khác phải tuân thủ theo điều kiện và thủ tục đối với nhà đầu tư nước ngoài. 

Đối với thủ tục thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài tuân thủ theo các trình tự, thủ tục và hồ sơ về thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Hơn nữa cũng cần lưu ý rằng, vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.

Thứ ba, đối với một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện kinh doanh một số ngành nghề theo quy định của pháp luật hiện hành cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh. 

Như vậy, tổng quan để thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau đó thực hiện thủ tục đăng ký thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 

VII. Ý nghĩa của việc phải có dự án đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Khác với doanh nghiệp Việt Nam, nhà đầu tư là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam hoặc tổ chức kinh tế mang quốc tịch Việt Nam không cần phải có dự án đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Trong khi đó nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế, ý nghĩa cho quy định như sau: 

Thứ nhất, dự án đầu tư giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá được tính khả thi của dự án:

  • Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ của dự án.
  • Khả năng cạnh tranh của dự án.
  • Năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư.
  • Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

Qua đó, cơ quan nhà nước có thể quyết định có nên cấp phép thành lập công ty FDI hay không.

Thứ hai, thu hút đầu tư:

  • Dự án đầu tư thể hiện cam kết đầu tư lâu dài của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Dự án đầu tư có nội dung rõ ràng, khả thi sẽ thu hút các nhà đầu tư tiềm năng tham gia vào các lĩnh vực mà Việt Nam đang khuyến khích đầu tư.

Thứ ba, quản lý hoạt động của doanh nghiệp FDI:

Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước quản lý hoạt động của doanh nghiệp FDI, bao gồm:

  • Giám sát tiến độ thực hiện dự án.Đảm bảo doanh nghiệp FDI hoạt động đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Giải quyết các vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp FDI.

Ngoài ra, việc yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư trước khi thành lập công ty FDI còn có những lợi ích sau:Ngoài ra, việc yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư trước khi thành lập công ty FDI còn có những lợi ích sau:

  • Giúp nhà đầu tư nước ngoài có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, cụ thể, từ đó giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động.
  • Giúp nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận các nguồn hỗ trợ từ chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam.
  • Tạo môi trường đầu tư minh bạch, an toàn cho nhà đầu tư nước ngoài.

Do đó, việc yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư trước khi thành lập công ty FDI là một quy định hợp lý và cần thiết, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững.

VIII. Lợi ích của những doanh nghiệp FDI mang lại cho quốc gia tiếp nhận đầu tư

Lợi ích của những doanh nghiệp FDI mang lại cho quốc gia tiếp nhận đầu tư

Lợi ích của những doanh nghiệp FDI mang lại cho quốc gia tiếp nhận đầu tư

1. Thúc đẩy kinh tế và tạo việc làm

Doanh nghiệp FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho nền kinh tế của một quốc gia tiếp nhận. Trước hết, FDI giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc đổ vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp khác nhau, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện mức sống. Các công ty FDI thường mang theo công nghệ hiện đại và quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật và kỹ năng của lao động địa phương.

2. Chuyển giao công nghệ và kỹ năng

Một trong những lợi ích quan trọng của FDI là việc chuyển giao công nghệ và kỹ năng từ các quốc gia phát triển sang quốc gia tiếp nhận. Các doanh nghiệp FDI thường sử dụng các công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất hiện đại, từ đó giúp các doanh nghiệp nội địa học hỏi và nâng cao trình độ. Hơn nữa, sự hiện diện của các công ty nước ngoài cũng khuyến khích sự cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp trong nước phải cải tiến để duy trì vị thế. Việc này không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh năng động và sáng tạo.

3. Tăng cường xuất khẩu và cân bằng thương mại

Doanh nghiệp FDI thường nhắm tới việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ không chỉ cho thị trường nội địa mà còn để xuất khẩu. Điều này giúp tăng cường xuất khẩu của quốc gia tiếp nhận, cải thiện cán cân thương mại và thu về nguồn ngoại tệ quý giá. Ví dụ, Việt Nam đã thu hút nhiều doanh nghiệp FDI trong ngành dệt may và điện tử, qua đó xuất khẩu hàng hóa của các ngành này đã tăng trưởng mạnh mẽ. Sự gia tăng xuất khẩu không chỉ cải thiện kinh tế mà còn tạo ra uy tín và vị thế của quốc gia trên thị trường quốc tế.

4. Phát triển cơ sở hạ tầng

Sự đầu tư của các doanh nghiệp FDI thường đi kèm với việc phát triển cơ sở hạ tầng. Các công ty nước ngoài thường yêu cầu các tiêu chuẩn cao về hạ tầng giao thông, năng lượng và viễn thông. Do đó, để thu hút FDI, các quốc gia tiếp nhận thường phải đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo ra lợi ích lâu dài cho nền kinh tế. Ví dụ, nhiều khu công nghiệp và cảng biển tại Việt Nam đã được nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI, qua đó cũng giúp các doanh nghiệp nội địa phát triển.

5. Tăng cường môi trường kinh doanh và cải cách chính sách

Cuối cùng, sự hiện diện của doanh nghiệp FDI thúc đẩy các quốc gia tiếp nhận cải cách chính sách và môi trường kinh doanh. Để cạnh tranh và thu hút FDI, các chính phủ thường phải cải thiện khung pháp lý, giảm bớt các rào cản hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Điều này không chỉ thu hút FDI mà còn có lợi cho các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, sự giám sát và áp lực từ các công ty quốc tế giúp nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh và bền vững.

IX. Cơ sở pháp lý về việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  • Biểu cam kết WTO;
  • Hiệp định thương mại đa phương có cam kết về đầu tư;
  • Luật Đầu tư năm 2020, được sửa đổi bổ sung năm 2022 và văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020, được sửa đổi bổ sung năm 2022 và văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Hiệp định thương mại với các nước nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch.

>> Tham khảo: Thủ tục thành lập công ty vận tải nước ngoài mới nhất

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo