Định nghĩa chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống những tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và các nguồn lực liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vận chuyển hàng hóa hay dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.

Chuỗi cung ứng của một công ty là bao gồm những phòng ban trong công ty (phòng marketing, phòng kinh doanh, phòng hậu cần, phòng dịch vụ khách hàng,…). Các phòng ban này sẽ được liên kết chặt chẽ với nhau, để cùng đi đến mục đích là đáp ứng những nhu cầu của khách hàng.

Khái niệm nhà cung cấp cho mọi người cần nên biết - Đánh Giá Phần Mềm

CHUỖI CUNG ỨNG GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?

Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Sau đây là 5 thành phần cấu tạo nên một chuỗi cung ứng.

Nhà cung cấp nguyên liệu thô

Một nhà cung cấp nguyên liệu thô được xem là một phần quan trọng trong 1 chuỗi cung ứng, vì có nguyên liệu thì mới có thể sản xuất.

Nhà sản xuất

Nếu ta chỉ có nguyên liệu thô thì không thể nào bán được cho khách hàng, vì thế một nhà sản xuất sẽ giúp ta hoàn thiện những nguyên liệu thô đó thành một thành phẩm. Nhà cung cấp nguyên liệu thô và nhà sản xuất có mối liên kết chặt chẽ với nhau, một trong 2 nhà gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng đến một chuỗi cung ứng.

Nhà phân phối

Sau khi đã có được sản phẩm, một mình chúng ta sẽ không thể nào đưa sản phẩm đến tay từng khách hàng. Một nhà phân phối sẽ giúp chúng ta làm việc này.

Một nhà phân phối cũng không thể nào đưa sản phẩm đến được tất cả khách hàng trên thị trường. Vì họ thường giao hàng hóa với số lượng nhiều, ít khi bán lẻ cho khách hàng. Vì vậy thường các nhà phân phối sẽ liên kết với đại lý bán lẻ (tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…) của họ đến phân phối hàng hóa đến tay người dùng.

Đại lý bán lẻ

Đại lý bán lẻ sẽ có nhiệm vụ bán lẻ các hàng hóa đó cho người dùng, họ thường sẽ nhập một lượng lớn hàng hóa trong tồn kho, sau đó sẽ bán lẻ cho từng khách hàng. Ví dụ: các tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…

Khách hàng

Khách hàng sẽ là người cuối cùng tiêu thụ hàng hóa. Khách hàng cũng có thể mua hàng tại nhà phân phối nếu họ mua với số lượng nhiều, nhưng tỉ lệ này khá thấp. Đa số họ chỉ mua hàng tại các đại lý bán lẻ, và nhà phân phối họ cũng ít khi bán hàng cho khách hàng lẻ.

Với 5 thành phần này, cứ xoay vòng sẽ tạo thành một chuỗi cung ứng như hiện nay.

VAI TRÒ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH

Chuỗi cung ứng có vai trò ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của những doanh nghiệp. Được xem là một bước quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp.

Một sản phẩm được thông qua nhiều quá trình (mua các nguyên liệu thô, làm ra sản phẩm từ nguyên liệu thô, đóng gói sản phẩm, vận chuyển sản phẩm đến các công ty, nhà phân phối, nhà bán lẻ,…) mới đến được tay người dùng và những quá trình đó đều nằm trong chuỗi cung ứng. Vì thế chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

Một công ty bán được nhiều sản phẩm, doanh thu luôn tăng, đồng nghĩa với việc chuỗi cung cứng của công ty đó đạt hiệu quả cao.

Mô hình chuỗi cung ứng là gì? Vai trò và 5 mô hình phổ biến hiện nay

SƠ ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNG HIỆN NAY

Chuỗi cung ứng hiện nay thường dựa vào chuỗi cung ứng quốc tế SCOR (Supply – Chain Operations Reference).
Sơ đồ chuỗi cung ứng thường có 6 quy trình cơ bản: lập kế hoạch, sản xuất, mua sắm, phân phối, logistics, hệ thống quy trình công nghệ).
Nếu một doanh nghiệp có được một sơ đồ chuỗi cung ứng chặt chẻ, nó sẽ mang lại những hiệu quả rõ rệt cho doanh nghiệp.

Chuỗi cung ứng là gì ? Supply Chain - Trang Chủ Cẩm Nang Xuất Nhập Khẩu Quốc Tế

Sơ đồ chuỗi cung ứng hiện nay

CÁCH VẬN HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG HIỆU QUẢ

Để vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả, bạn cần thiết kế, hoạch định chiến lược của chuỗi cung ứng thật chi tiết. Việc thiết kế, hoạch định các chiến lược có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thành công hay thất bại của công ty đó.

Các doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét, thay đổi chiến lược cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Nhưng việc này sẽ làm cho bạn tốn rất nhiều thời gian và công sức, tôi sẽ giúp bạn một cách quản lý vận hành chuỗi cung ứng đơn giản mà mang lại hiệu quả cao.
Nếu bạn chưa nắm rõ về cách quản lý chuỗi cung ứng sao cho hiệu quả, hoặc không biết bắt đầu từ đâu thì Phần mềm Quản lý chuỗi cung ứng của Hệ thống quản trị doanh nghiệp AccNetERP sẽ giúp bạn làm điều này.

Phân hệ quản lý chuỗi cung ứng của Phần mềm quản trị doanh nghiệp AccNetERP giúp bạn dễ dàng quản lý, vận hành chuỗi cung ứng một cách trơn tru, dễ dàng.

Các chức năng Quản lý chuỗi cung ứng của Phần mềm quản trị doanh nghiệp AccNetERP thường bao gồm:

  1. Xử lý yêu cầu khách hàng
  2. Xử lý đơn hàng
  3. Phân phối hàng hóa
  4. Quản lý hàng hóa
  5. Nhận hàng và quản lý kho hàng
  6. Quản lý nhà cung cấp
  7. Quản lý khách hàng
  8. Quản lý từng giai đoạn kinh doanh
  9. Kiểm soát nhân viên
  10. Thiết lập nhiệm vụ bán hàng

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo