Trách nhiệm hình sự của điều tra viên khi ép cung

Trong một vụ án hình sự, sau khi có quyết định khởi tố bị can điều tra viên sẽ bắt tạm giam hoặc gọi bị can lên để điều tra hỏi cung bị can. Trong quá trình này luật sư chưa được can thiệp sau khi đã hoàn thành công việc điều tra của Điều tra viên. Vậy, trong quá trình điều tra, Điều tra viên dùng bức cung, nhục hình trong quá trình điều tra thì sẽ bị xử lý rách nhiệm hình sự như thế nào? Sau đây, ACC muốn gửi tới quý bạn đọc bài viết "Trách nhiệm hình sự của điều tra viên khi ép cung " và một vài vấn đề pháp lý có liên quan:

Ép cung, bức cung sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định hiện hành?

1. Tội bức cung, ép cung là gì?

Tội bức cung, ép cung là hành vi phạm tội trong hoạt động tố tụng. Mà người phạm tội sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc. Điều này làm sai lời khai, nội dung và bản chất của vụ án.

Điều 374 Bộ luật hình sự quy định về tội bức cung như sau:

"1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm."

Các yếu tố cấu thành tội bức cung:

- Mặt chủ quan:

+ Về hành vi

Có hành vi sử dụng các thủ đoạn không đúng với quy định của pháp luật để buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai không đúng sự thật.

Thủ đoạn trái pháp luật, được hiểu là những phương pháp, cách thức bị pháp luật cấm hoặc không quy định cho phép (như đe dọa sẽ xử nặng hơn, đe dọa sẽ giam lâu, đe dọa dùng nhục hình, hỏi cung liên tục vào ban đêm…).

Nhìn chung những thủ đoạn nêu trên chỉ uy hiếp gây ức chế hoặc làm khủng hoảng tinh thần của người bị thẩm vấn chứ không tác động vào thân thể của người đó như đối với tội nhục hình.

Hành vi nêu trên đã dẫn đến buộc người bị thẩm vấn phải khai không đúng những gì đã diễn ra trên thực tế (có thì nói không, không tụi nói có hoặc thêm thắt sự việc khác vào…).

Người bị thẩm vấn trong các vụ án (hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân, kinh tế, hành chính) gồm: bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng, các đương sự…

+ Về hậu quả

Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tức là hành vi bức cung phải gây nên những hậu quả nhất định như dẫn đến xét xử oan sai, để lọt tội phạm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của công dân hoặc cũng có thể gây dư luận xấu, gây bất bình trong một bộ phận lớn trong nhân dân địa phương... Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

- Khách thể:

Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan điểu tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Ngoài ra còn xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

- Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

- Chủ thể:

Chủ thể của tội bức cung là những người có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng (tức người tiến hành tố tụng) gồm Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án và các cán bộ giúp việc khác.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của điều tra viên của cơ quan điều tra 

Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ điều tra của cơ quan điều tra như sau:

(1) Cán bộ điều tra thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Điều tra viên:

a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác khi Điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự;

b) Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

c) Giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác.

(2) Cán bộ điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên về hành vi của mình.

3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong việc thực hiện hoạt động điều tra

Căn cứ Điều 14 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong việc thực hiện điều tra như sau:

- Làm sai lệch hồ sơ vụ án; truy cứu trách nhiệm hình sự người không có hành vi phạm tội; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; ra quyết định trái pháp luật; ép buộc người khác làm trái pháp luật; làm lộ bí mật Điều tra vụ án; can thiệp trái pháp luật vào việc Điều tra vụ án hình sự.

- Bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.

- Cản trở người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

- Chống đối, cản trở hoặc tổ chức, lôi kéo, xúi giục, kích động, cưỡng bức người khác chống đối, cản trở hoạt động Điều tra hình sự; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người thi hành công vụ trong Điều tra hình sự.

Trên đây là quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong việc thực hiện hoạt động điều tra. Theo đó, hành vi bức cung là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điều tra.

4. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Điều tra viên dùng nhục hình, bức cung?

  • Đối với tội nhục hình được quy định tại Điều 373 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

d) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

đ) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm người bị nhục hình tự sát.

4. Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

  • Đối với tội bức cung được quy định tại Điều 374 Bộ luật hình sư 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

“1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

d) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người hỏi cung;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Dẫn đến làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;

g) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bức cung tự sát;

b) Dẫn đến bỏ lọt người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm người bị bức cung chết;

b) Dẫn đến làm oan người vô tội;

c) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, đối với Điều tra viên, kiểm sát viên, kiểm tra viên mà sử dụng hành vi nhục hình tùy theo mức độ và hành vi thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự thấp nhất là phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm và cao nhất là 12 năm đến tù chung thân. Sử dụng hành vi bức cung sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ và hành vi thấp nhất là 6 tháng đến 3 năm và cao nhất là 7 năm đến 12 năm, ngoài ra còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 1 năm đến 5 năm nếu vi phạm.

Trên đây là toàn bộ nội dung của chúng tôi về vấn đề Trách nhiệm hình sự của điều tra viên khi ép cung, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo