015631420
Điều kiện xin chuyển công tác

1. Cơ sở pháp lý chuyển công tác với công chức

- Luật cán bộ công chức năm 2008

- Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

 

2. Điều động công chức là gì?

Trường hợp của bạn không được quy định rõ ở các văn bản pháp luật có liên quan về cán bộ, công chức. Tuy nhiên tại Khoản 10 Điều 7 Luật cán bộ, công chức năm 2008 có quy định rằng:

"Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác."

 

 Và tại Điều 50 Luật cán bộ công chức 2008 cũng có quy định:

"1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

2. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới."

Việc điều động công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định 24/2010/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức:

"Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền."

Như vậy, nếu bạn muốn chuyển công tác từ tỉnh Quảng Bình về tỉnh Thái Bình thì bạn cần phải  được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan đang công tác và cơ quan dự kiến chuyển đến, và khi đó bạn không phải thi tuyển công chức mà làm thủ tục thuyên chuyển công tác.

Và như vậy bạn có thể được biên chế công chức nhà nước như ở tỉnh Quảng Bình.

– Về thủ tục chuyển công tác hiện nay thực hiện theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức,viên chức của mỗi tỉnh, ở mỗi tỉnh khác nhau thì thủ tục sẽ khác nhau, nhưng bắt buộc phải có các nội dung sau đây:

+ Đơn xin chuyển công tác;

+ Văn bản đồng ý cho chuyển công tác của cơ quan có thẩm quyền (quyết định điều động);

+ Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan chuyển đến;

– Về thẩm quyền tiếp nhận thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi bạn sẽ chuyển đến công tác.

 

 

3. Điều kiện luân chuyển, điều động cán bộ, viên chức

Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 quy định: 

– Điều động được hiểu là việc cán bộ được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức này sang cơ quan tổ chức khác mà không có sự thay đổi về chức vụ, quyền hạn

 

Không phải bất kì lúc nào, bất kì lý do hay hoàn cảnh nào cơ quan có thẩm quyền cũng điều động, luân chuyển người lao động đi làm nơi khác. Theo quy định tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP về việc tuyển dụng sử dụng quản lý công chức như sau:

Căn cứ vào Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định:

Điều kiện để điều động cán bộ:

– Trường hợp có nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể phù hợp với tình hình hiện tại của công việc

– Theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu chuyển đổi vị trí làm việc 

 

– Khi các cơ quan, tổ chức có kế hoạch về việc sử dụng cán bộ viên chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải luân chuyển cán bộ giữa các cơ quan, đơn vị với nhau thì cán bộ viên chức phải thực hiện theo quyết định đó

Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử giữ một chức vụ lãnh đạo khác trong một thời hạn nhất định để thực hiện quá trình đào tạo, rèn luyện nâng cao chuyên môn theo yêu cầu nhiệm vụ. 

Điều kiện luân chuyển cán bộ:

– Nếu các cơ quan, tổ chức, đơn vị có kế hoạch luân chuyển cán bộ viên chức và đã được cấp trên phê duyệt thì cán bộ viên chức đó phải thực hiện theo quy định

– Việc luân chuyển cán bộ viên chức giữa các ngành, giữa trung ương và địa phương nhằm đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ 

– Việc luân chuyển cán bộ viên chức chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của cấp trên và đối tượng cán bộ viên chức được luân chuyển là người giữ chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch vào các chức vụ cao hơn

Như vậy, nếu muốn được chuyển công tác ngoài việc do cơ quan cấp trên điều động thì việc cá nhân cán bộ, viên chức chuyển nơi công tác phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý.

 

– Nếu việc chuyển công tác là do ý trí tự nguyện, mong muốn của cán bộ viên chức do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, muốn chuyển về nơi làm việc gần nơi cư trú thì theo quy định tại Thông tư 15/2012/TT–BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức. Khi viên chức chuyển công tác thì đồng nghĩa với việc người lao động phải chấm dứt hợp đồng tại cơ quan cũ và phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của thủ trưởng cơ quan chủ quản. Nếu viên chức chuyển công tác được tuyển tại cơ quan mới thì người đứng đầu cơ quan đó phải kí hợp đồng làm việc và hoàn tất thủ tục giấy tờ để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ viên chức: chế độ lương, bảo hiểm xã hội căn cứ vào trình độ, quá trình đào tạo,…