Điều kiện thành lập công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình công ty được nhiều cá nhân ưu tiên thành lập vì đơn giản, dễ quản lý. Điều kiện thành lập công ty TNHH tương đối đơn giản, hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết về các điều kiện này qua bài viết sau đây.

Nhung Dieu Can Biet Truoc Khi Thanh Lap Cong Ty
Điều kiện thành lập công ty TNHH

1. Công ty TNHH là gì?

Để hiểu rõ hơn điều kiện và quy định trong việc thành lập công ty TNHH, trước tiên hãy cùng Anpha tìm hiểu các thông tin chung về công ty TNHH.

Công ty TNHH bao gồm hai loại hình: Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên, trong đó:

  • Công ty TNHH một thành viên được sở hữu bởi một cá nhân hoặc tổ chức, do một người làm chủ và có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên được sở hữu bởi tổ chức, cá nhân, với số lượng tối thiểu là hai và tối đa là 50 thành viên.

Chủ sở hữu, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn, tài sản đã cam kết khi thành lập doanh nghiệp, không liên quan đến tài sản cá nhân.

Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu, không được tham gia thị trường chứng khoán dẫn đến khả năng huy động vốn thấp.

2. Điều kiện về chủ sở hữu công ty TNHH

Người thành lập hay chủ sở hữu công ty TNHH có thể là cá nhân hoặc tổ chức trong và ngoài nước.

Đối với người nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài, tùy vào hình thức đầu tư sẽ cần đáp ứng những điều kiện khác nhau.

Ví dụ: Với hình thức đầu tư trực tiếp, người nước ngoài/tổ chức nước ngoài phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, chứng minh năng lực tài chính.

Cá nhân làm chủ sở hữu công ty TNHH phải đủ tuổi thành niên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp pháp luật cấm như đang trong thời gian thi hành án, tâm thần.

Về bằng cấp, tuy pháp luật không quy định cụ thể khi thành lập công ty nhưng với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, người thành lập phải đảm bảo đáp ứng đủ các yêu cầu về bằng cấp và các điều kiện các mà ngành nghề đó quy định.

Chủ sở hữu phải góp đầy đủ số vốn và các loại tài sản như đã cam kết trong vòng 90 ngày. Nếu không, chủ sở hữu phải làm hồ sơ điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn góp và tài sản thực tế trong vòng 30 ngày;

Nếu cá nhân là cán bộ, công nhân viên chức chỉ có thể đăng ký thành lập công ty TNHH sau khi về hưu.

3. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Mã ngành nghề đăng ký phải thuộc hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam, bạn có thể tìm hiểu chi tiết mã ngành tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp ngành nghề kinh doanh không thuộc hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam, thì:

  • Các ngành nghề đó phải được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng sẽ được đăng ký theo quy định tại Điều 14 Luật An toàn thực phẩm năm 2010;

  • Nếu các ngành nghề không được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan nhận thủ tục thành lập doanh nghiệp phải ghi nhận chi tiết ngành nghề đó trên giấy phép kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh bao gồm hai nhóm:

  • Nhóm ngành nghề kinh doanh không điều kiện;
  • Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Cơ quan nhà nước sẽ có văn bản riêng quy định về điều kiện cho từng ngành nghề cụ thể (Về vốn, bằng cấp chủ sở hữu…). Để biết thêm chi tiết về nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bạn có thể tham khảo tại bài viết danh mục 227 ngành nghề có điều kiện.

Lưu ý:

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu chứng chỉ hành nghề, chủ sở hữu chỉ được phép sử dụng chứng chỉ hành nghề đó để đăng ký thành lập cho một doanh nghiệp.

4. Điều kiện về các loại vốn (Vốn góp, vốn điều lệ, vốn pháp định…)

Vốn điều lệ công ty TNHH là tổng giá trị vốn góp của các thành viên trong thời hạn tối đa 90 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp thành lập.

Vốn điều lệ phải ít nhất bằng vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ. Tùy vào ngành nghề đăng ký, doanh nghiệp phải đáp ứng được quy định về vốn pháp định và vốn ký quỹ, trong đó:

  • Vốn pháp định được hiểu là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập được doanh nghiệp;
  • Vốn ký quỹ là việc doanh nghiệp gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với đối tác, khách hàng (Theo Khoản 1, Điều 330 Bộ Luật Dân sự năm 2015);

Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh bất động sản, yêu cầu vốn pháp định tối thiểu 20 tỷ; ngành nghề kinh doanh lữ hành nội địa, yêu cầu ký quỹ 100 triệu.

5. Điều kiện về tên công ty và trụ sở công ty TNHH

Tên công ty công ty TNHH phải bao gồm: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

Ví dụ: Công ty TNHH ABC.

Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó, bạn có thể kiểm tra tên công ty đã được đăng ký Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Trụ sở công ty TNHH phải đáp ứng các quy định sau:

  • Phải có địa chỉ bao gồm: Số nhà, hẻm, đường, phường, quận, thành phố, tỉnh, số điện thoại, số fax…;
  • Không được đặt trụ sở chính tại các chung cư, căn hộ, tòa nhà hỗn hợp… chỉ có chức năng nhà ở.

6. Những lưu ý khi thành lập công ty TNHH

Để tránh các xử phạt hành chính không nên có, doanh nghiệp cần lưu ý các việc cần làm ngay sau khi có giấy phép ĐKKD, bao gồm:

  • Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu
  • Treo bảng hiệu công ty
  • Mua chữ ký số điện tử
  • Mở và thông báo STK ngân hàng
  • Phát hành hóa đơn

Một số thủ tục khác như: Hoàn thiện các điều kiện đối với ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện, tham gia BHXH…

Trên đây là các thông tin cơ bản và cần thiết về điều kiện thành lập công ty TNHH. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ với ACC theo thông tin dưới để được tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (263 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo