Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định rõ ràng nhằm tạo ra môi trường đầu tư minh bạch và công bằng. Nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn, và đáp ứng các yêu cầu về tài chính, kinh nghiệm quản lý. Ngoài ra, nhà đầu tư cần đảm bảo rằng dự án đầu tư không vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và lợi ích công cộng. Quy trình cấp phép đầu tư bao gồm việc nộp hồ sơ, xem xét và phê duyệt bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Điều này giúp đảm bảo rằng hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.

I. Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020: "19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam." Như vậy, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam là việc các nhà đầu tư ở nước ngoài (doanh nghiệp hoặc cá nhân) bỏ tài sản hoặc vốn đầu tư vào Việt Nam theo những hình thức mà pháp luật đề ra.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua những hình thức: Theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo 5 hình thức sau:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Thực hiện dự án đầu tư

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

dieu-kien-dau-tu-doi-voi-nha-dau-tu-nuoc-ngoai.png

Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

II. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam có những điều kiện gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư 2020 quy định về Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:

"3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

b) Hình thức đầu tư;

c) Phạm vi hoạt động đầu tư;

d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."

Lưu ý: Đối với một số ngành nghề, pháp luật chuyên ngành của Việt Nam quy định về vốn pháp định như kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh tín dụng, ngân hàng… khi lựa chọn đầu tư những ngành nghề này tại Việt Nam, nhà đầu tư cần lưu ý chuẩn bị vốn và khả năng huy động vốn để việc xin cấp phép đầu tư được thuận lợi.

1. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế. Trừ những trường hợp sau đây:

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đại chúng, công ty niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc đã chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác phải theo quy định của pháp luật Việt Nam về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp nêu trên, thì thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam

Khi đầu tư vào Việt Nam có thể thực hiện đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. 

Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gồm:

Đầu tư thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: công ty 100% vốn nước ngoài hoặc công ty có một phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài. 

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty có yếu tố nước ngoài chi tiết nhất

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp công ty đã thành lập tại Việt Nam.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

3. Phạm vi hoạt động đầu tư

Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định chi tiết trong Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan, nhằm đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và bền vững. Đối với những ngành và phân ngành mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện cụ thể về đầu tư của ngành nghề đó. Trong trường hợp này, Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xem xét và quyết định cấp hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Đối với những ngành và phân ngành dịch vụ chưa được cam kết hoặc không được quy định trong Biểu cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về đầu tư nhưng đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, thì các nhà đầu tư phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều này nhằm đảm bảo rằng hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài không chỉ phù hợp với cam kết quốc tế mà còn tuân thủ các quy định nội địa, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững và ổn định của Việt Nam.

4. Năng lực của nhà đầu tư, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư

Nhiều ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đó. Ví dụ, trong lĩnh vực quảng cáo, theo biểu cam kết gia nhập WTO, kể từ ngày gia nhập, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được thành lập liên doanh hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam đã được phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo.

Điều 40 Luật Quảng cáo 2012 đã luật hóa cam kết này: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác, đầu tư với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam theo hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh.” Quy định này phản ánh cam kết quốc tế của Việt Nam và đảm bảo rằng nhà đầu tư nước ngoài phải hợp tác với các đối tác trong nước để kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo.

Căn cứ vào các quy định này, nhà đầu tư nước ngoài không được tự do đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo mà chỉ được đầu tư theo hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động quảng cáo. Điều này nhằm đảm bảo sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước và tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài cần nắm rõ và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý này khi muốn đầu tư vào lĩnh vực quảng cáo tại Việt Nam.

nha-dau-tu-nuoc-ngoai-dau-tu-vao-thi-truong-viet-nam-co-nhung-dieu-kien-gi.png

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam có những điều kiện gì? 

III. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế

Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: (i) Cá nhân có quốc tịch nước ngoài; (ii) Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư 2020 và khoản 4 Điều 65 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, gồm:

Các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam;

Điều kiện về bảo đảm quốc phòng, an ninh và điều kiện sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong trường hợp tổ chức kinh tế đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài nhận cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam thông qua hợp đồng trao đổi, tặng cho, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc thừa kế phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này và thực hiện thủ tục theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Thứ hai, việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trên thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Thứ ba, doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải tuân thủ điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan khi thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác.

IV. Quy trình đăng ký đầu tư

Bước 1: Đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trước khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, không căn cứ vào ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực đầu tư, tỷ lệ vốn nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ (tức từ 1% đến 100%) nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu từ chối cấp thì sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Đối với hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty Việt Nam đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn tới nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp với Sở Kế hoạch đầu tư mà không cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 

Chỉ cần thực hiện thủ tục báo cáo sử dụng mẫu I.13 tại Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT. Nội dung báo cáo gồm: Tên dự án đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, ưu đãi đầu tư (nếu có).

Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đăng ký thành lập công ty có vốn đầu nước. Nhà đầu tư nước ngoài chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở. Sau 05 – 07 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư.

quy-trinh-dang-ky-dau-tu.png

Quy trình đăng ký đầu tư 

>> Quy trình cụ thể xem thêm tại: Thủ tục thành lập công ty có yếu tố nước ngoài chi tiết nhất

IV. Một số lưu ý khi đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam

1. Dự án phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư

Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Vì vậy, tùy thuộc vào tính chất, quy mô của dự án đầu tư mà nhà đầu tư phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc về: Quốc hội, Thủ tướng chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

2. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư

Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư được tiến hành thông qua một trong các hình thức sau đây:

(1) Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

(2) Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

(3) Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định sau:

Nếu tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư) nếu:

- Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và đất đai;

- Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

- Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.

3. Ưu đãi về đầu tư

Các hình thức ưu đãi đầu tư:

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;

Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;

Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

Các hình thức hỗ trợ đầu tư:

Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư;

Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;

Hỗ trợ tín dụng;

Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định của cơ quan nhà nước;

Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;

Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin;

Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.

mot-so-luu-y-khi-dau-tu-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam.png

Một số lưu ý khi đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam 

V. Tại sao nên sử dụng dịch vụ tư vấn người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam của Công ty Luật ACC?

Công ty Luật ACC tự hào có đội ngũ nhân viên là các Luật sư, Luật gia và chuyên gia pháp lý nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm với nghề cam kết có thể hoàn thành công việc một cách nhanh chóng mà vẫn an toàn và hiệu quả. Đặc biệt. với lĩnh vực tư vấn Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam  công ty Luật ACC tự hào là đơn vị dẫn đầu thủ tục nàY vì chúng tôi có nhiều kinh nghiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến việc tư vấn Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Công ty Luật ACC luôn tập trung cập nhật các quy định mới của pháp luật để tư vấn, làm hồ sơ cho khách hàng tránh trường hợp áp dụng luật cũ để giải quyết vấn đề cho khách hàng. Ngoài ra, thái độ làm việc của nhân viên công ty Luật ACC luôn được đánh giá là thân thiện, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi làm việc với công ty, cũng như khi khách hàng liên hệ để được tư vấn online.

Mức phí của dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tư vấn Điều kiện người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam công ty Luật ACC luôn được đánh giá là phù hợp, chúng tôi luôn cân nhắc điều chỉnh mức phí để sao cho giảm bớt gánh nặng tài chính cho khách hàng.

Với thế mạnh là lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp, công ty Luật ACC đã giải quyết rất nhiều hồ sơ về đầu tư, doanh nghiệp nói chung và hồ sơ liên quan đến đầu tư. Tất cả các hồ sơ đều được thực hiện một cách nhanh chóng đem lại kết quả như mong muốn cho khách hàng.

Bảo mật thông tin cho khách hàng cũng là một trong những nội dung được công ty Luật ACC quán triệt một cách triệt để. Chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin khách hàng, vì vậy khi khách hàng cung cấp thông tin cho công ty Luật ACC để làm hồ sơ thì khách hàng có thể hoàn toàn an tâm về tính bảo mật một cách tuyệt đối của thông tin. Chúng toi cam kết về nội dung này.

Cuối cùng, thời gian thực hiện dịch vụ nói chung và Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam  nói riêng của công ty Luật ACC luôn được thực hiện một cách nhanh chóng, tránh để khách hàng chờ đợi lâu làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của khách hàng.

VI. Một số câu hỏi thường gặp

Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam?

Đầu tư thành lập công ty có vốn nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: công ty 100% vốn nước ngoài hoặc công ty có một phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là công ty liên doanh).

Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp công ty đã thành lập tại Việt Nam.  Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP.  Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Đối tác của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư?

Nhiều ngành nghề kinh doanh khi lựa chọn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đó. Ví dụ lĩnh vực quảng cáo: 

Theo biểu cam kết gia nhập WTO, kể từ ngày gia nhập, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập liên doanh hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam đã được phép kinh doanh dịch vụ.

Quy trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi đăng kí sẽ như thế nào?

Quy trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bao gồm các bước chính như sau: Đăng ký đầu tư với cơ quan chức năng, xin giấy phép đầu tư, thực hiện nghiệm thu dự án, và sau đó đăng ký kinh doanh. Trong quá trình này, nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định liên quan đến loại hình đầu tư, vùng đầu tư, và ngành kinh doanh cụ thể, cùng với các yêu cầu về thủ tục hành chính và báo cáo tài chính hàng năm. Việc này được quản lý và hướng dẫn bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam.

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài?

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đăng ký thành lập công ty có vốn đầu nước.Nhà đầu tư nước ngoài chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở. Sau 05 – 07 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư.

Trường hợp bạn muốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bằng hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì phải nộp hồ sơ ở đâu?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tham gia bảo hiểm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo