Ngành giáo dục trực tuyến tại Việt Nam đang bùng nổ với sự tham gia của nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc các công ty nước ngoài dạy học trực tuyến tại Việt Nam cần tuân thủ những điều kiện nào? Bài viết này của công ty Luật ACC sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về vấn đề này.
Công ty nước ngoài dạy học trực tuyến tại Việt Nam
1. Công ty nước ngoài dạy học trực tuyến tại Việt Nam
Công ty nước ngoài dạy học trực tuyến tại Việt Nam là công ty được thành lập bởi các nhà đầu tư nước ngoài, cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến cho học sinh Việt Nam. Các công ty này có thể cung cấp đa dạng các chương trình học, bao gồm:
Tiếng Anh: Đây là chương trình phổ biến nhất, với nhiều khóa học dành cho mọi lứa tuổi và trình độ.
Kỹ năng mềm: Các khóa học kỹ năng mềm giúp học sinh phát triển những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và công việc, như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, v.v.
Chương trình học thuật: Một số công ty cung cấp chương trình học thuật theo chuẩn quốc tế, giúp học sinh chuẩn bị cho việc du học hoặc thi vào các trường đại học danh tiếng.
Dạy kèm: Dịch vụ dạy kèm trực tuyến giúp học sinh được hỗ trợ, cải thiện điểm số và kết quả học tập.
Ngày 06/06/2018 Chính phủ ban hành Nghị định 86/2018/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục chính thức có hiệu lực ngày 01/08/2018. Theo đó nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty về lĩnh vực giao dục hoặc hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục có thể thực hiện theo các hình thức như sau:
Liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài;
Thành lập công ty (cơ sở) giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài;
Thành lập văn phòng đại diện công ty giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
Công ty nước ngoài dạy học trực tuyến là một lựa chọn tốt cho học sinh Việt Nam muốn tiếp cận giáo dục chất lượng cao từ các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, phụ huynh và học sinh cần lựa chọn công ty uy tín để đảm bảo hiệu quả học tập.
2. Điều kiện để công ty nước ngoài dạy học trực tuyến tại việt nam
Điều kiện để công ty nước ngoài dạy học trực tuyến tại việt nam
Theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, công ty nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến dưới hình thức cơ sở đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn.
2.1. Một số loại hình, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay được hoạt động theo các loại hình sau:
Cơ sở giáo dục cấp mầm non;
Cơ sở bồi dưỡng, đào tạo về giáo dục ngắn hạn;
Cơ sở giáo dục bậc phổ thông (gồm: trường tiểu học, trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học);
Cơ sở giáo dục bậc đại học;
Phân hiệu của các cơ sở giáo dục bậc đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2.2. Điều kiện về vốn
Đối với cơ sở giáo dục bậc mầm non: Phải có suất đầu tư ít nhất 30.000.000đ/trẻ (chưa gồm các loại phí sử dụng đất). Tổng vốn đầu tư ít nhất được tính dựa vào thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất;
Đối với cơ sở giáo dục cấp phổ thông: Đầu tư ít nhất 50.000.000đ/học sinh (chưa gồm các loại phí sử dụng đất). Tổng vốn ít nhất được tính căn cứ vào thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, tuy nhiên không được thấp hơn 50 tỷ đồng Việt Nam;
Đối với cơ sở đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn: Đầu tư ít nhất 20.000.000đ/học viên (chưa gồm các loại phí sử dụng đất). Tổng vốn đầu tư ít nhất được tính dựa vào thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất;
Đối với cơ sở giáo dục bậc đại học: Đầu tư tổng vốn ít nhất 1.000 tỷ đồng Việt Nam (chưa gồm các loại phí sử dụng đất). Chủ đầu tư dự án phải chứng minh khả năng tài chính và đến thời điểm thẩm định việc cho phép lập trường đại học, giá trị đầu tư phải được thực hiện trên 500 tỷ đồng Việt Nam;
Đối với phân hiệu cơ sở giáo dục đại học: Đầu tư tổng vốn ít nhất 250 tỷ đồng Việt Nam (chưa gồm các loại phí sử dụng đất). Tại thời điểm thẩm định việc cho phép lập phân hiệu trường đại học, giá trị đầu tư phải được thực hiện trên 150 tỷ đồng Việt Nam;
Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài không xây dựng cơ sở mới mà chỉ do bên Việt Nam góp bằng cơ sở có sẵn hoặc đi thuê lại thì tổng vốn đầu tư tối thiểu phải đạt được 70% các mức tương ứng với từng trường hợp trên.
2.3. Điều kiện về cơ sở vật chất
Đối với cơ sở bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn: Phòng học phải có ánh sáng, thiết bị giảng dạy, bàn ghế phù hợp; Diện tích sử dụng cho việc giảng dạy, học tập đảm bảo mức tối thiểu 2.5m²/người học; Bố trí đủ văn phòng cho lãnh đạo, giám đốc, giáo viên, phòng thư viện, phòng chức năng.
Đối với các cơ sở giáo dục hệ mầm non: Cơ sở giáo dục phải được tập trung thành một điểm, có môi trường phù hợp; Diện tích mặt bằng được xác định bình quân tối thiểu là 8m²/trẻ đối với khu vực thành thị và 12m²/trẻ đối với khu vực ở nông thôn; Trang bị đầy đủ phòng học, phòng để ngủ và phòng chức năng cho trẻ, đạt các điều kiện về ánh sáng, diện tích, bàn ghế, đồ dùng, thiết bị khác phục vụ việc giáo dục và chăm sóc trẻ; Bố trí đủ văn phòng nhà trường, ban giám hiệu, phòng hành chính, phòng bảo vệ, phòng y tế và phòng cho nhân viên và phải đạt các điều kiện về diện tích, trang thiết bị, đồ dùng; Đảm bảo hệ thống nước sạch và hệ thống thoát nước; phòng vệ sinh phải có đủ thiết bị vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, an toàn, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt; Có khu vực nhà bếp đáp ứng các điều kiện về trang thiết bị và đảm bảo VSATTP; Có khu vực tường bao quanh trường và sân chơi, cổng trường và biển ghi rõ tên trường; Có cây xanh trong khu vực trường; Thiết kế xây dựng và các trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng phải đảm bảo an toàn cho trẻ.
Đối với cơ sở giáo dục bậc phổ thông: Cơ sở giáo dục phải được tập trung thành một điểm, có môi trường phù hợp; Diện tích mặt bằng được xác định bình quân tối thiểu là 6m²/ trẻ đối với khu vực thành thị và 10m²/trẻ đối với khu vực ở nông thôn; Diện tích dùng cho giảng dạy và học tập đảm bảo tối thiểu bình quân 2.5m²/học sinh; Có văn phòng cho ban giám hiệu, phòng cho giáo viên và phòng họp; Phòng học bộ môn, thư viện và các thiết bị cũng như đồ dùng giảng dạy phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Phòng tập thể dục đa năng, phòng tin học, phòng giáo dục nghệ thuật và phòng hỗ trợ cho các học sinh khuyết tật, tàn tật, phòng y tế; Nếu cơ sở tổ chức học bán trú, phải đảm bảo có phòng nghỉ trưa, nhà ăn cho học sinh; Hệ thống nhà vệ sinh và hệ thống nước sạch đảm bảo quy định theo tiêu chuẩn; Khu vực sân chơi, khu để xe, bãi tập đảm bảo diện tích tối thiểu bằng 30% tổng diện tích của trường. Có khu vực tường bao xung quanh trường và sân chơi, cổng trường và biển ghi rõ tên trường.
Đối với cơ sở giáo dục bậc đại học và phân hiệu các cơ sở giáo dục đại học: Diện tích đất xây dựng trường bình quân tối thiểu 25m²/sinh viên (tính tại thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất); Diện tích xây dựng nhà bình quân tối thiểu 9m²/sinh viên, trong đó diện tích phục vụ học tập tối thiểu 6m²/ sinh viên và diện tích dành cho sinh viên ở, sinh hoạt tối thiểu 3m²/sinh viên; Số lượng giảng đường, phòng chức năng, phòng học phù hợp và đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo; Phòng làm việc, khu hành chính, khu dành cho ban giám hiệu đáp ứng nhu cầu, đảm bảo diện tích tối thiểu 8m²/người; Hội trường, cơ sở thí nghiệm, thực hành, thực tập, hội trường đáp ứng đủ nhu cầu học tập, giảng dạy; Khu vực nhà ăn, công trình phục vụ các hoạt động thể thao văn hóa, giải trí và y tế, dịch vụ đảm bảo nhu cầu của giảng viên, cán bộ và sinh viên; Có khu vực để xe.
3. Đối với hình thức thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có thể thực hiện theo các lại hình như sau
Thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
Thành lập cơ sở giáo dục mầm non.
Thành lập cơ sở giáo dục phổ thông (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học).
Thành lập cơ sở giáo dục đại học.
Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
4. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ GIÁO DỤC
Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài về giáo dục
Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trọn bộ hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án thành lập công ty có vốn nước ngoài về giáo dục.
Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án về giáo dục tại Việt Nam;
- Hợp đồng thuê hoặc mượn nhà/văn phòng để thực hiện dự án đầu tư;
- Giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư:
+ CCCD/CMND/Hộ chiếu của nhà đầu tư là cá nhân (bản sao công chứng);
+ Giấy chứng nhận thành lập hoặc giấy tờ tương đương khác của nhà đầu tư là tổ chức (bản dịch thuật, công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự); - Tài liệu, hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nhà đầu tư nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh (thành phố) nơi dự kiến thực hiện dự án.
Trong vòng 15 ngày làm việc (không tính Thứ 7, Chủ Nhật và các ngày nghỉ lễ, Tết) kể từ ngày tiếp nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trường hợp hồ sơ hợp lệ) hoặc ra thông báo không đủ điều kiện (trường hợp hồ sơ có sai sót)
Bước 2: Làm thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Phòng Đăng ký kinh doanh
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư tiếp tục thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tương tự như thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam.
Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài về giáo dục gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đã được cấp ở bước 1);
- Bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lý của các thành viên, cổ đông góp vốn thành lập công ty;
- Danh sách thành viên công ty (với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
- Văn bản uỷ quyền cho người thực hiện thủ tục kèm theo bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu của người được ủy quyền.
Bước 3: Làm thủ tục xin giấy phép hoạt động về giáo dục
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, về cơ bản nhà đầu tư đã hoàn thành thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài về giáo dục - đào tạo và có tư cách pháp nhân để thực hiện việc mở các cơ sở đào tạo giáo dục như nhà trẻ mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở…
Lưu ý:
Ngoài các giấy tờ trên, tùy theo yêu cầu của cơ quan đăng ký, bạn còn cần chuẩn bị thêm: Danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu đối với hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục của phân hiệu cơ sở giáo dục đại học.
Quy trình thực hiện:
- Nhà đầu tư nộp toàn bộ hồ sơ xin cấp phép hoạt động lên cơ quan có thẩm quyền đã nêu ở trên (mục thẩm quyền cấp phép);
- Trong vòng 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ phối hợp các cơ quan liên quan thẩm định các điều kiện đáp ứng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài để làm căn cứ cấp giấy phép hoạt động;
- Đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, các cơ quan có thẩm quyền phải thông báo trực tiếp bằng văn bản hoặc gửi qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư. Trường hợp hồ sơ của cơ sở giáo dục chưa đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 5 ngày làm việc (trừ Thứ 7, Chủ Nhật và ngày nghỉ lễ) kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ra thông báo sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
5. Câu hỏi thường gặp
Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty giáo dục - đào tạo tại Việt Nam theo những loại hình nào?
Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập tại Việt Nam công ty giáo dục - đào tạo theo các loại hình sau đây: Cơ sở giáo dục cấp mầm non; cơ sở bồi dưỡng, đào tạo về giáo dục ngắn hạn; cơ sở giáo dục bậc phổ thông (bao gồm các loại hình: trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, và bậc phổ thông có nhiều cấp học); cơ sở giáo dục bậc đại học và phân hiệu của các cơ sở giáo dục bậc đại học.
Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập cơ sở giáo dục tại Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật Việt Nam hiện tại cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập cơ sở giáo dục theo rất nhiều loại hình, tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
Điều kiện về vốn;
Điều kiện về cơ sở vật chất;
Điều kiện về nội dung chương trình đào tạo;
Xây dựng chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài cần lưu ý điều gì?
Chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam, đặc biệt không có nội dung gây hại đến an ninh, quốc phòng cũng như lợi ích cộng đồng; không xuyên tạc lịch sử, truyền bá tôn giáo, gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Trên đây là bài viết tham khảo của ACC về Công ty nước ngoài dạy học trực tuyến tại Việt Nam. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc khi tìm hiểu về các biểu mẫu, cách viết một bản tự nhận xét, đanh giá cán bộ cũng như những điều cần lưu ý khi viết một bản tự nhận xét cơ bản và vẫn đảm bảo chất lượng.
Nội dung bài viết:
Bình luận