Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược năm 2024

1. Những vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược


Tại Điều 11 Luật Dược 2016 quy định về vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược như sau:

- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.

- Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

- Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược năm 2023


Tại Điều 13 Luật Dược 2016 quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược như sau:

2.1. Điều kiện về bằng cấp chứng chỉ hành nghề dược năm 2023
- Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:

+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (Bằng dược sỹ);

+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;

+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;

+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;

+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;

+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;

+ Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;

+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;

+ Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;

+ Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;

+ Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

Việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại điểm l khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016 quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.

2.2. Điều kiện về thời gian thực hành cấp chứng chỉ hành nghề dược năm 2023
Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược);

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:

- Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại khoản 9 Điều 28 Luật Dược 2016 thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;

- Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ, cụ thể tại Điều 21 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định:

- Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm l khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016 thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 21 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định về thời gian thực hành chuyên môn đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học như sau:

1. Người có trình độ chuyên khoa sau đại học là người có một trong các bằng sau:

a) Thạc sỹ dược, y, y học cổ truyền, hóa học, sinh học (sau đây gọi tắt là thạc sỹ);

b) Tiến sỹ dược, y, y học cổ truyền, hóa học, sinh học (sau đây gọi tắt là tiến sỹ);

c) Chuyên khoa I hoặc chuyên khoa II theo hệ đào tạo chuyên khoa sau đại học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Thời gian thực hành chuyên môn đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học được quy định tương ứng với từng phạm vi hành nghề như sau:

a) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về bào chế, công nghiệp dược, kiểm nghiệm thuốc được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cụ thể:

- 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

- 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

b) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về dược lý, dược lâm sàng được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học, cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, cơ sở bán lẻ thuốc, người phụ trách dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể:

- 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

- 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

c) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về dược liệu, dược cổ truyền, y học cổ truyền được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở chuyên kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, người phụ trách dược lâm sàng của cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, cụ thể:

- 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

- 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

d) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về truyền nhiễm, vi sinh, y tế dự phòng được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn, kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế, cụ thể:

- 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

- 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

đ) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về tổ chức kinh tế dược hoặc tổ chức quản lý dược được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc hóa dược (trừ tủ thuốc trạm y tế xã), kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, cụ thể:

- 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

- 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

e) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về tổ chức kinh tế dược hoặc tổ chức quản lý dược được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu, tủ thuốc trạm y tế xã, cụ thể:

- 03 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

- 06 tháng nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

Ngoài các điều kiện trên còn phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

2.3. Những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận hành nghề dược năm 2023
Không thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án;

Trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;

- Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Mọi người cũng hỏi:

Câu hỏi 1: Chứng chỉ hành nghề dược là gì?

Trả lời: Chứng chỉ hành nghề dược là một giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận người đạt đủ điều kiện và năng lực để thực hiện công việc trong lĩnh vực dược phẩm. Chứng chỉ này cho phép người đạt được sử dụng các kiến thức chuyên môn về thuốc, dược phẩm và công tác phối hợp với các chuyên gia y tế khác trong việc cung cấp dịch vụ y tế chất lượng và an toàn cho người dân.

Câu hỏi 2: Ai có thể được cấp chứng chỉ hành nghề dược?

Trả lời: Thông thường, những người được cấp chứng chỉ hành nghề dược là những người đã tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên ngành dược học tại các trường đại học hoặc các cơ sở đào tạo y tế được công nhận. Người này phải đáp ứng đủ các yêu cầu và điều kiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề dược.

Câu hỏi 3: Chứng chỉ hành nghề dược có vai trò như thế nào trong lĩnh vực y tế?

Trả lời: Chứng chỉ hành nghề dược có vai trò quan trọng trong lĩnh vực y tế vì nó đảm bảo người sử dụng chứng chỉ có kiến thức chuyên môn về dược phẩm và sử dụng thuốc đúng cách. Người đạt được chứng chỉ hành nghề dược có thể làm việc trong các cơ sở y tế như bệnh viện, nhà thuốc, phòng khám và các đơn vị y tế khác. Họ chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về thuốc, tư vấn sử dụng và lưu trữ thuốc một cách an toàn và hiệu quả.

Câu hỏi 4: Chứng chỉ hành nghề dược cần được cập nhật hay không?

Trả lời: Đúng, chứng chỉ hành nghề dược cần được cập nhật thường xuyên để đảm bảo rằng người sử dụng vẫn còn đủ kiến thức mới nhất và nắm vững các phát triển trong lĩnh vực dược phẩm. Việc cập nhật kiến thức và kỹ năng là cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc và cung cấp dịch vụ y tế cho người dân. Cơ quan có thẩm quyền thường yêu cầu người đạt chứng chỉ hành nghề dược phải tham gia các khóa đào tạo hoặc đánh giá định kỳ để tiếp tục cấp chứng chỉ mới.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (351 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo