Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chiếm số lượng lớn trong lực lượng lao động trên thị trường. Nhưng điều kiên và các trường hợp bổ nhiệm ngạch công chức như thế nào thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây của ACC về Điều kiện và các trường hợp bổ nhiệm vào ngạch công chức hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Điều kiện và các trường hợp bổ nhiệm vào ngạch công chức
1. Khái niệm ngạch công chức
Khoản 4, khoản 5 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ:
“4. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
5. Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.”
Đồng thời theo quy định của pháp luật hiện hành thì công chức khi được tuyển dụng thì được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ và các chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong các cơ quan của Nhà nước… vào biên chế và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ngạch công chức được hiểu là một trong những quy định mà pháp luật dành riêng cho công chức, là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền được nhà nước trao quyền thực hiện việc bổ nhiệm người được tuyển dụng vào công chức vào vị trí việc làm tương ứng với trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của họ.
2. Các trường hợp bổ nhiệm vào ngạch công chức
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;
b) Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;
c) Công chức chuyển sang ngạch tương đương.
Theo quy định trong luật này thì người được tuyển dụng vào công chức đã hoàn thành chế độ tập sự được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương đương khi đáp ứng các điều kiện sau như:
– Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
– Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Như vậy, Căn cứ quy định của Luật cán bộ công chức năm 2008 trên đây thì người được tuyển dụng vào ngạch công chức đã hoàn thành xong chế độ tập sự của mình thì chỉ được xem xét và bổ nhiệm vào ngạch công chức tương đương khi có đủ tất cả các tiêu chuẩn chuyên môn và nghiệp vụ của ngạch đã quy định. Ngoài ra thì công chức phải có chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch khi được bổ nhiệm.
Tùy vào mỗi ngạch mà công chức có các mã ngạch theo quy định của pháp luật khác nhau. Ngạch công chức được hiểu là một chức danh trong công chức được phân chia theo từng chuyên ngành riêng biệt và đây chính là thể hiện trình độ chuyên môn cấp bậc. Các chuyên ngành viên chức phải kể đến như: Giáo dục, y tế, khí tượng và giải trí, hành chính…các công nhân viên chức sẽ làm trong cơ quan bộ máy trực thuộc nhà nước.
Ngoài ra các ngạch công chức sẽ được quy định theo đúng mã ngạch và căn cứ vào mã ngạch để xây dựng và quản lý công nhân viên chức trong cơ quan nhà nước để tính mức lương phù hợp cho từng đối tượng.
3. Điều kiện bổ nhiệm vào ngạch công chức
Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
b) Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Thành phần hồ sơ và trình tự thủ tục
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nội vụ. Khi nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nội vụ kiểm tra thành phần hồ sơ theo quy định:
+ Trường hợp thành phần hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn cho người nộp.
+ Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn đương sự hoàn thiện thành phần hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận.
b) Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp tại Sở Nội vụ hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan;
+ Bản sao quyết định tuyển dụng;
+ Báo cáo kết quả của người tập sự; Bản nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn tập sự; Bản nhận xét của Thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức, viên chức;
+ Văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn ngạch đề nghị bổ nhiệm;
+ Bản photo sổ Bảo hiểm xã hội (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc (trong đó, Trung tâm Phục vụ hành chính công 01 ngày, Sở Nội vụ 05 ngày, trả hồ sơ 01 ngày).
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Điều kiện và các trường hợp bổ nhiệm vào ngạch công chức. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Điều kiện và các trường hợp bổ nhiệm vào ngạch công chức, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận