Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ

Vào ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, sau đó được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 và năm 2019 quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) đã quy định về Hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu nội dung của Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thông qua bài viết dưới đây.

Van Ban Hop Nhat Luat So Huu Tri Tue 2019 Con Hieu Luc Khong 1

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019)

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Toàn văn nội dung Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019)

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019): Luật SHTT 2005 sđ^J bs 2009^J 2019

3. Nội dung Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019)

"Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ

1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp".

Trên đây là toàn bộ nội dung về Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ do Luật ACC cung cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo