Điều 70 Bộ luật dân sự 2015

Điều 70 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích. Vậy tuyên bố mất tích là gì? Khi nào thì một người bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố mất tích? Ai có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một người mất tích? Một người đã bị Toà án tuyên bố mất tích mà họ trở về thì quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có bị huỷ bỏ không? Quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của họ được giải quyết như thế nào?

Mời bạn đọc cùng Công Ty Luật ACC, tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây:

35

Huỷ quyết định tuyên bố mất tích

1. Tuyền bố mất tích là gì?

Tuyên bố mất tích là việc Toà án ra quyết đinh tuyên bố một người là đã mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan khi người đó biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng nhưng không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.

2. Khi nào một người bị cơ quan có thẩm quyền cụ thể là Toà án ra quyết định tuyên bố mất tích?

Một người mà biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã được tìm kiến nhưng vẫn biệt tâm không có tin tức hay thông tin gì của họ về việc họ còn sống hay đã chết thì khi đó người có quyền và lợi ích liên quan yêu cầu Toà án tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó, nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng.

Trường hợp nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

3. Người nào có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 thì những người có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích là những người có quyền, lợi ích liên quan. Ví dụ như, khi chồng bỏ đi biệt tích không liên lạc về với gia đình từ 02 năm trở lên người vợ ở nhà muốn kết hôn với người khác có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng mất tích để đảm bảo quyền lợi cho người vợ trong quan hệ hôn nhân.

4. Người đã bị Toà án tuyên bố mất tích mà họ trở về thì quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có bị huỷ bỏ không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.

Như vậy, khi một người đã bị Toà án ra quyết định tuyên bố mất tích mà trở về hoặc có tin tức về người đó thì bản thân họ hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án huỷ quyết định tuyên bố mất tích.

5. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của người bị tuyên bố mất tích được giải quyết như thế nào? Và khi quyết định tuyên bố mất tích bị huỷ bỏ, họ trở về thì tài sản và những quyền lợi của họ được giải quyết ra sao?

- Khi một người bị Toà án tuyên bố mất tích thì tài sản của họ sẽ được quản lý giống như việc quản lý tài sản của người vắng mặt theo quy định tại Điều 65 Bộ Luật dân sự năm 2015 như được người có quyền quản lý tài sản giữ gìn tài sản hộ; người có quyền quản lý tài sản có quyền bán những tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng nếu đề trong thời gian lâu; người quản lý tài; người có quyền quản lý tài sản có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ của người mất tích như nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người mất tích bằng tài sản của người đó theo quyết định của Toà án.

Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú:

- Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.

- Bán tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.

- Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người bị tuyên bố mất tích bằng tài sản của người đó theo quyết định của Toà án.

- Giao lại tài sản cho người bị tuyên bố mất tích khi người này trở về và phải thông báo cho Toà án biết, nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Quyền của người quản lý di sản của người vắng mặt:

- Được quyền quản lý tài sản củn người vắng mặt.

- Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.

- Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.

Lưu ý: Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

6. Khi quyết định tuyên bố mất tích bị huỷ bỏ, họ trở về thì tài sản và những quyền lợi của họ được giải quyết ra sao?

- Khi người bị tuyên bố mất tích trở về  thì được quyền nhận lại tài sản do người quản lý di sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.

Tuy nhiên đối với trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được Toà án giải quyết cho ly hôn trong thời gian người này mất tích thì dù người bị tuyên bố mất tích có trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật./.

Trên đây là một số quy định liên quan về vấn đề huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích Công Ty ACC xin gửi đến bạn đọc.

 

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo