1. Thiệt hại tài sản được xác định như thế nào theo quy định của Luật dân sự?
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Pháp luật dân sự quy định về việc xác định thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; thiệt hại khác do luật định.
- Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm: Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu thu nhập thực tê của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc ngươi bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao đông và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; thiệt hại khác do luật quy định.
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; thiệt hại khác do luật định.
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị, uy tín bị xâm phạm: thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Khi tài sản bị xâm phạm, thiệt hại được xác định bao gồm hai loại là thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp.
- Thiệt hại trực tiếp: là những thiệt hại có thể xác định cụ thể khi tài sản bị xâm phạm (thiệt hại về giá trị của tài sản bị xâm phạm). Đây là những loại thiệt hại có thể tính toán bằng các đơn vị đo lường ngay tại thời điểm xảy ra thiệt hại. Loại thiệt hại này có thể bao gồm giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm gây thiệt hại (khi tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng mà không thể sửa chữa), hoặc đó chính là chi phí sửa chữa, phục hồi công dụng của tài sản (đối với trường hợp tài sản bị hư hỏng nhưng có thể sửa chữa).
- Thiệt hại gián tiếp: là những thiệt hại gắn liền với việc khai thác công dụng của tài sản, những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại và những thiệt hại khác do luật quy định. Những loại thiệt hại này có thể có hoặc không có tùy vào từng trường hợp cụ thể. Đây là những loại thiệt hại được xác định dựa vào rất nhiều yếu tố, ví dụ khả năng khai thác công dụng của tài sản.
Tóm lai, Khi tài sản bị xâm phạm thì có thể có một số các thiệt hại sau:
+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
+ Và một số thiệt hại khác nếu pháp luật có quy định.
- Thứ nhất, khi tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại đầu tiên, trực tiếp thể hiện rõ ràng là việc tài sản bị huỷ hoại hoặc hư hỏng, không còn hiện trạng như ban đầu của nó.
- Thứ hai, khi tài sản bị xâm phạm thiệt hại tiếp theo là lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không thể sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất.
Cụ thể: Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra; nếu tài sản bị kê biên được giao cho người bị thiệt hại hoặc người khác quản lý thì chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản được xác định là những thiệt hại được bồi thường.
VÍ dụ: A điều khiển xe ô tô đi quá tốc độ đâm quán cà phê bên đường, lúc này ngoài việc A phải bồi thường số tiền để sửa chữa quán thì A còn phải bồi thường thêm một khoản tiền do trong thời gian quán sửa chữa không thể đưa vào khai kinh doanh, buôn bán được dẫn tới thiệt hại cho chủ quán.
- Thứ ba, thiệt hại tiếp theo cần xem xét đến khi tài sản bị xâm hại là Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Các khoản chi phí hợp lý là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí./.
Nội dung bài viết:
Bình luận