Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng ACC tìm hiểu về nội dung về trách nhiệm đánh giá thực hiện quy hoạch được quy định tại Điều 49 luật quy hoạch đô thị 2017 nhé.
Quy hoạch, quy hoạch đô thị là gì?
Quy hoạch là việc phân bố, sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện/ cho một mục đích nhất định trong một thời kì trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn/ để cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ theo thời gian và là cơ sở để lập các kế hoạch phát triển.
Có nhiều loại quy hoạch ở nhiều cấp độ, phạm vi và lĩnh vực khác nhau, như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội một vùng lãnh thổ, quy hoạch phát triển một ngành kinh tế - kỹ thuật; quy hoạch cán bộ; quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp của một tỉnh...
Quy hoạch thường được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển của một vùng lãnh thổ hay một ngành, một lĩnh vực theo thời gian và là cơ sở để xây dựng các kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn. Việc xây dựng quy hoạch phải dựa trên những ý đồ chiến lược rõ ràng; sự tính toán khoa học, hợp lý những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực. Do vậy, chất lượng của quy hoạch phụ thuộc rất lớn vào tầm nhìn chiến lược của các cấp và những người có thẩm quyền, công tác điều tra cơ bản và khả năng dự báo về xu hướng phát triển trong tương lai.
Quy hoạch đô thị (QHĐT/ chính là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan của đô thị cùng với hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật – xã hội và nhà ở nhằm tạo nên một môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị. Những chỉ số này được thể hiện thông qua các đồ án quy hoạch đô thị (ĐAQHĐT/.
Chúng ta có thể hiểu rằng đây là hoạt động thuộc về việc thực hiện tổ chức các không gian sống của con người trong khu vực đô thị. Việc sắp xếp tổ chức các không gian chức năng này được thực hiện sao cho phù hợp với nhất với chức năng, hình thái kiến trúc của đô thị.
Điều 49 luật quy hoạch đô thị 2017
2. Đánh giá thực hiện quy hoạch và tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch
Theo quy định tại điều 6 nghị định 37/2019 NĐ-CP, đánh giá thực hiện quy hoạch như sau:
- Đánh giá thực hiện quy hoạch được thực hiện định kỳ hàng năm, năm năm hoặc đột xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 49, Điều 50 Luật Quy hoạch và Nghị định này.
- Cơ quan đánh giá thực hiện quy hoạch có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá đến cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Quy hoạch.
- Báo cáo đánh giá thực hiện quy hoạch định kỳ là một nội dung của báo cáo về hoạt động quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Quy hoạch.
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch căn cứ báo cáo đánh giá thực hiện quy hoạch trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch xem xét, quyết định hoặc phê duyệt việc điều chỉnh quy hoạch kịp thời cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế.
Điều 7 NĐ 37/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch, cụ thể:
- Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện mục tiêu quy hoạch theo các tiêu chí:
a/ Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế;
b/ Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội;
c/ Kết quả thực hiện các mục tiêu sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
d/ Kết quả thực hiện các mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Đánh giá tình hình thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch theo các tiêu chí:
a/ Danh mục và kế hoạch, tiến độ đầu tư các dự án đầu tư công đã triển khai thực hiện;
b/ Danh mục và kế hoạch, tiến độ đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công đã triển khai thực hiện;
c/ Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch chưa triển khai thực hiện, lý do chưa triển khai;
d/ Danh mục các dự án đã đi vào hoạt động và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án.
- Đánh giá tình hình sử dụng tài nguyên trong quá trình thực hiện quy hoạch theo các tiêu chí:
a/ Tình hình sử dụng đất; hiệu quả sử dụng đất so với kỳ quy hoạch trước và so với mục tiêu quy hoạch; các giải pháp tiết kiệm đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đã áp dụng trong quá trình thực hiện quy hoạch;
b/ Tình hình sử dụng tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và các tài nguyên khác; hiệu quả sử dụng tài nguyên so với kỳ quy hoạch trước và so với mục tiêu quy hoạch; các giải pháp tiết kiệm tài nguyên và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đã áp dụng trong quá trình thực hiện quy hoạch;
c/ Các giải pháp về kỹ thuật và quản lý đã thực hiện nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên khác trong quá trình thực hiện quy hoạch.
- Đánh giá chính sách, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch theo các tiêu chí:
a/ Chính sách và giải pháp về thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm nguồn lực tài chính, bảo đảm quốc phòng, an ninh đã được ban hành để thực hiện quy hoạch;
b/ Hiệu lực và hiệu quả của các chính sách, giải pháp được ban hành để thực hiện quy hoạch;
c/ Sự phù hợp của các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn có liên quan với quy hoạch được đánh giá thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch;
d/ Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch trong quá trình thực hiện quy hoạch;
đ/ Tổng hợp các vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch và đề xuất phương hướng giải quyết.
3. Điều 49 luật quy hoạch 2017 quy định trách nhiệm đánh giá thực hiện quy hoạch
Đánh giá thực hiện quy hoạch được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo tiêu chí đánh giá do Chính phủ quy định.
Trách nhiệm đánh giá thực hiện quy hoạch được quy định như sau:
a/ Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá thực hiện quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
c) Bộ, cơ quan ngang Bộ đánh giá thực hiện quy hoạch ngành quốc gia theo thẩm quyền;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá thực hiện quy hoạch tỉnh.
Cơ quan đánh giá thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch sử dụng đất quốc gia gửi báo cáo đánh giá đến Chính phủ. Trường hợp cần thiết, Chính phủ báo cáo Quốc hội.
Cơ quan đánh giá thực hiện quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh gửi báo cáo đến Thủ tướng Chính phủ.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về điều 49 luật quy hoạch đô thị 2017. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận