Điều 418 bộ luật dân sự 2015

12222

Trong các hình thức trách nhiệm dân sự thì phạt vi phạm hợp đồng; bồi thường thiệt hại là những hình thức trách nhiệm thông dụng nhất. Đây là hình thức trách nhiệm dân sự do các bên thỏa thuận nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

Đối với Bộ luật Dân sự, phạt vi phạm được đề cập chủ yếu với tư cách là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Về bản chất, thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng có ý nghĩa răn đe, nhắc nhở các bên phải thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc.

Đối tượng áp dụng biện pháp phạt vi phạm là quan hệ hợp đồng dân sự, trong đó chủ thể giao kết hợp đồng dân sự là các cá nhân hoặc tổ chức (các cá nhân, tổ chức đó có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân), mục đích của hợp đồng dân sự là nhằm mục đích tiêu dùng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 418 BLDS 2015 nêu trên thì mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Điều này có nghĩa là, về nguyên tắc các bên có quyền tự do định đoạt mức phạt vi phạm trong hợp đồng, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Quy định này bảo đảm quyền tự do hợp đồng của các bên tham gia ký kết và đòi hỏi các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có ý thức trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng của mình.

 Trường hợp luật liên quan có quy định mức phạt vi phạm thì mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận phải tuân theo quy định của luật này về mức phạt (không được vượt quá mức phạt luật quy định)

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, thì mức phạt vi phạm được áp dụng cho các quan hệ dân sự và mức phạt vi phạm do các bên tham gia hợp đồng dân sự tự thỏa thuận. Tự thỏa thuận trong hợp đồng có nghĩa là các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng được phép tự do ấn định mức phạt vi phạm mà không bị khống chế bởi những quy định của pháp luật, điều này thể hiện rõ nguyên tắc tự do thỏa thuận được ghi nhận trong pháp luật dân sự.

Như vậy trong Bộ luật dân sự 2015 thì mức phạt vi phạm là một chế tài được quy định nhằm mục đích bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng dân sự cũng như để đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng mà pháp luật không bắt buộc áp dụng.

Theo đó, chỉ khi trong hợp đồng dân sự các chủ thể tham gia hợp đồng có thỏa thuận rõ ràng về điều khoản phạt vi phạm thì các bên mới được áp dụng chế tài phạt vi phạm khi có một trong hai bên tham gia hợp đồng có hành vi vi phạm các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận.

Về mức phạt vi phạm, pháp luật dân sự luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng dân sự nên không quy định khung xử phạt cụ thể. Song nếu các chủ thể tham gia hợp đồng khi bàn bạc thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự thì các bên phải thỏa thuận cả điều khoản về mức phạt vi phạm hợp đồng thì khi có vi phạm xảy ra, các bên tham gia hợp đồng mới có cơ sở để xử phạt được.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì bên vi phạm quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự có thể chỉ phải chịu hình thức chế tài phạt vi phạm hoặc có thể chịu đồng thời hai chế tài nếu các bên tham gia vào hợp đồng có thỏa thuận; trong trường hợp không có thỏa thuận về việc bên vi phạm phải chịu đồng thời hai loại chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thì chỉ được áp dụng chế tài phạt vi phạm đối với bên vi phạm.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về quy định tại Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trao đổi cụ thể.

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp.  

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1032 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo