Trước ngày 15/5/2021, các đối tượng không phải là tổ chức tín dụng thì không được phép nhận thế chấp đối với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, từ ngày 15/5/2021 khi Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có hiệu lực thì dù không phải tổ chức tín dụng vẫn có thể nhận thế chấp quyền sử dụng đất. Trong đó, Điều 35 của Nghị định này cũng rất đáng để bạn đọc theo dõi. Để tìm hiểu rõ hơn về Điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP mời các bạn theo dõi bài viết sau đây của ACC.
1. Nội dung Điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP
Điều 35. Việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
Việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Việc nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ, giao dịch khác;
- Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm trả tiền lãi thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả hoặc lãi, lãi suất khác áp dụng không được vượt quá giới hạn thỏa thuận về lãi, lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 5 Điều 466 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự. Trường hợp có thỏa thuận về việc xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên có nghĩa vụ và không có quy định khác của pháp luật thì chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn;
- Điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
Với quy định này, chắc hẳn sẽ không còn tình trạng các văn phòng công chứng từ chối công chứng các hợp đồng vay, hợp đồng thế chấp giữa cá nhân với cá nhân.
Tìm hiểu thêm về những vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai qua bài viết sau: Tư vấn Luật đất đai miễn phí - Công ty Luật ACC.
2. Một số câu hỏi thường gặp
Khi nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất thì có xảy ra rủi ro hay không?
Việc nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất cũng không phải là việc đơn giản khi có rất nhiều rủi ro pháp lý xung quanh đó. Cụ thể:
- Thứ nhất, việc nhận thế chấp có thể bị hủy bỏ bởi vì không tuân thủ về hình thức, quy trình thực hiện. Muốn thế chấp, thì các bên trong giao dịch cần phải ký Hợp đồng thế chấp có công chứng tại cơ quan có thẩm quyền công chứng; đối với quyền sử dụng đất thế chấp cần phải có Giấy chứng chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp; Hợp đồng tín dụng. Sau đó các bên phải thực hiện đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký đất đai để cơ quan này xác nhận vào trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về việc đã thế chấp.
- Thứ hai, bên nhận thế chấp có thể phải chịu một số những rủi ro, chẳng hạn như việc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị Tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên hủy do có tranh chấp; thửa đất có liên quan đến một bên thứ ba ngay tình;... Chính các Ngân hàng khi nhận thế chấp cũng có thể gặp phải các rủi ro như vậy, cho nên các Ngân hàng luôn luôn thẩm định rất chặt chẽ và quy định cụ thể về các điều khoản miễn trừ, điều khoản bảo đảm tài sản thế chấp trong các Hợp đồng. Ngược lại, đối với các cá nhân thì việc xác định tính pháp lý của tài sản bảo đảm là khá khó khăn.
- Thứ ba, về giá trị của quyền sử dụng đất dùng để thế chấp, có khả năng sẽ có những tranh chấp liên quan khi các bên không thỏa thuận được, còn nếu đưa ra các tổ chức có khả năng giám định thì sẽ mất thêm chi phí cho các bên.
Để giao dịch dân sự có hiệu lực thì cần những điều kiện như thế nào?
Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực
Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định (Ví dụ: hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực).
3. Dịch vụ tư vấn của ACC
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về “Điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP” đầy đủ và chi tiết nhất. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách còn thắc mắc hay quan tâm đến vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi qua trang web https://accgroup.vn để được tư vấn. Hi vọng với những kiến thức về pháp lý và những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận