Điều 32 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam

Điều 32 của Điều lệ Đảng Chính trị Cộng sản Việt Nam thể hiện tầm quan trọng của sự tham gia của các đảng viên trong quá trình xây dựng và phát triển Đảng. Điều này thể hiện cam kết của Đảng đối với việc tạo ra một môi trường trong đó mọi người có quyền tự do tham gia vào các hoạt động của Đảng và đóng góp ý kiến của họ. Điều này cũng nêu rõ trách nhiệm của các đảng viên trong việc thực hiện các nghĩa vụ của họ và tuân theo quyết định của Đảng.

Điều 32 điều lệ đảng

Điều 32 Điều lệ Đảng

I. Điều 32 điều lệ đảng là gì?

Điều 32 trong Điều lệ Đảng là một quy định quan trọng liên quan đến quyền và trách nhiệm của các đảng viên trong việc tham gia vào các hoạt động của Đảng. Điều này thể hiện sự tự do và quyền lợi của các thành viên, đồng thời cũng rõ ràng về trách nhiệm của họ đối với đảng.

>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Điều lệ Đảng (do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua) hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Điều lệ Đảng (do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua)

II. Điều 32.

Uỷ ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ :

1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

3. Giám sát cấp uỷ viên cùng cấp, cán bộ diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp uỷ và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

4. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp uỷ thi hành kỷ luật.

5. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng.

6. Kiểm tra tài chính của cấp uỷ cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp uỷ cùng cấp.

Văn bản hướng dẫn

 
Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 1/11/2011 Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng

PHẦN THỨ NHẤT CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG VÀ ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP

...
Điều 32.

Ủy ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ :

1- Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

1.1- Khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên là khi có những thông tin, tài liệu thu thập được đối chiếu với các quy định của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội mà đảng viên tham gia, với pháp luật của Nhà nước có căn cứ cho thấy tổ chức đảng hoặc đảng viên đó không tuân theo, không làm hoặc làm trái một hoặc một số những điều quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

1.2- Xác định dấu hiệu vi phạm của đảng viên thông qua

- Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra của các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

- Tự phê bình và phê bình của Tổ chức đảng và đảng viên; việc bình xét phân tích chất lượng đảng viên, tổ chức đảng.

- Khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của đảng viên và quần chúng.

- Phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng đã được kiểm chứng.

1.3- Thẩm quyền quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

Tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên hoặc tổ chức đảng là thường trực ủy ban kiểm tra hoặc ủy ban kiểm tra (nơi không có thường trực ủy ban kiểm tra).

1.4- Nội dung kiểm tra

Kiểm tra dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên; tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Ủy ban kiểm tra căn cứ chức trách, nhiệm vụ được giao và tính chất, dấu hiệu vi phạm của đảng viên để kiểm tra.

1.5- Đối tượng kiểm tra

Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, trước hết là cấp ủy viên cùng cấp, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý; khi cần thiết thì kiểm tra đảng viên do tổ chức đảng cấp dưới quản lý.

2- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng

2.1- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm

2.1.1- Tổ chức đảng cấp dưới là đối tượng kiểm tra của ủy ban kiểm tra gồm tổ chức đảng do cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp lập ra và cấp ủy, tổ chức đảng thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của cấp ủy cùng cấp.

2.1.2- Xác định dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng thông qua :

- Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra của các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

- Báo cáo, kiến nghị của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới.

- Tự phê bình và phê bình của Tổ chức đảng và đảng viên; việc bình xét phân tích chất lượng đảng viên, tổ chức đảng.

2.1.3- Nội dung kiểm tra

- Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình; pháp luật của Nhà nước.

- Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ.

- Việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Việc quản lý, giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

- Việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ.

2.1.4- Đối tượng kiểm tra

Các tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là cấp dưới trực tiếp. Khi kiểm tra tổ chức đảng có thể kết hợp kiểm tra đảng viên là thành viên của tổ chức đảng đó.

2.2- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

2.2.1- Nội dung kiểm tra

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng cấp dưới theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hoạt động, xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ của ủy ban kiểm tra cấp dưới.

2.2.2- Đối tượng kiểm tra

Các tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp dưới trực tiếp.

2.3- Kiểm tra việc thi hành kỷ luật trong Đảng

2.3.1- Nội dung kiểm tra

Việc thực hiện phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục, thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên việc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng xem xét các vụ vi phạm đến mức phải xử lý nhưng không xử lý hoặc xử lý không đúng mức. Việc chấp hành các quyết định, chỉ thị, thông báo của tổ chức đảng cấp trên có liên quan đến việc thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.

2.3.2- Đối tượng kiểm tra

Các tổ chức đảng cấp dưới có thẩm quyền thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.

3- Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương

3.1- Nội dung giám sát

3.1.1- Đối với tổ chức đảng

Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình, pháp luật của Nhà nước.

3.1.2- Đối với cấp ủy viên và cán bộ diện ủy cùng cấp quản lý

- Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình, pháp luật của Nhà nước.

- Việc giữ gìn đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

- Về tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

3.2- Đối tượng giám sát

Cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý, kể cả bí thư, phó bí thư và tổ chức đảng cấp dưới.

3.3- Thẩm quyền và trách nhiệm

- Ủy ban kiểm tra phân công thành viên ủy ban, cử cán bộ kiểm tra dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới thuộc phạm vi phụ trách.

Thành viên ủy ban kiểm tra và cán bộ kiểm tra được yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên giải trình, cung cấp tài liệu, báo cáo về các vấn đề giám sát; có trách nhiệm bảo mật tài liệu và chịu trách nhiệm về việc giám sát trước ủy ban kiểm tra.

- Qua giám sát, thành viên ủy ban kiểm tra và cán bộ kiểm tra phải kịp thời báo cáo để ủy ban kiểm tra kiến nghị cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên phát huy ưu điểm, nhắc nhở, uốn nắn, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.

Nếu phát hiện cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên ban hành các quyết định không đúng với chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước thù ủy ban kiểm tra yêu cầu xem xét lại, nếu không khắc phục thì báo cáo cấp ủy cùng xem xét trách nhiệm của cấp ủy cấp dưới và đảng viên có liên quan.

Nếu phát hiện tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo ủy ban kiểm tra kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

4- Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật

Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đề nghị của tổ chức đảng và kết luận của cơ quan pháp luật, nếu thấy đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì ủy ban kiểm tra quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp ủy xem xét, quyết định kỷ luật.

5- Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên ; giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng

5.1- Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên

Tố cáo trong Đảng là việc công dân, đảng viên báo cho tổ chức đảng hoặc cán bộ, đảng viên có trách nhiệm biết về hành vi của tổ chức đảng hoặc đảng viên mà người tố cáo cho là vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, xâm phậm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức hoặc cá nhân.

Trường hợp cơ quan, tổ chức cung cấp các thông tin, báo cáo cho tổ chức đảng, đảng viên có trách nhiệm về hành vi vi phạm của tổ chức đảng hoặc đảng viên thì không phải là tố cáo.

5.1.1- Thẩm quyền, nguyên tắc giải quyết tố cáo

- Ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp.

Khi nhận được tố cáo phải phân loại, chuyển các cơ quan có thẩm quyền giải quyết; giải quyết các trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm hoặc phối hợp với các tổ chức đảng có thẩm quyền để giải quyết.

Chậm nhất 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống; 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được tố cáo (gửi, phản ánh trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến) phải xem xét, giải quyết.

Trường hợp hết thời hạn mà chưa giải quyết xong thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày làm việc, đồng thời phải thông báo cho người tố cáo biết. Sau khi giải quyết xong, phải thông báo cho người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thức thích hợp.

Tổ chức đảng và đảng viên nhận được tố cáo phải bảo đảm bí mật cho người tố cáo và hướng dẫn người tố cáo thực hiện đúng quy định của Đảng, Nhà nước. Không để người bị tố cáo chủ trì giải quyết tố cáo đối với mình. Không để người tố cáo hoặc người có liên quan đến tố cáo giải quyết tố cáo. Có biện pháp bảo vệ người tố cáo. Ủy ban kiểm tra giải quyết tố cáo phải xử lý hoặc đề nghị cấp ủy xử lý hay chỉ đạo xử lý nghiêm những trường hợp sau: trù dập, trả thù người tố cáo; cản trở, dìm bỏ, không xem xét, giải quyết tố cáo; bao che những việc làm sai trái của đối tượng bị tố cáo; để lộ tên người tố cáo cho đối tượng bị tố cáo biết, để lộ tên người tố cáo, nội dung tố cáo cho người không có trách nhiệm biết; lợi dụng tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu cáo, đả kích, gây dư luận xấu đến người khác.

Trường hợp tố cáo có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, ủy ban kiểm tra báo cáo cấp ủy cùng cấp chỉ đạo phối hợp giải quyết.

- Người tố cáo phải trình bày trung thực sự việc, ghi rõ họ, tên, địa chỉ, chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và bằng chứng của mình. Nếu phản ánh trực tiếp thì phải ghi lại thành văn bản, người tố cáo phải ký tên chịu trách nhiệm vào văn bản. Không được gửi hoặc phổ biến nội dung tố cáo, tên người bị tố cáo, nội dung làm việc với tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo, nội dung thông báo giải quyết tố cáo của tổ chức đảng có thẩm quyền cho những tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm.

- Tổ chức đảng và đảng viên bị tố cáo phải trình bày rõ, trung thực, đầy đủ, kịp thời những vấn đề bị tố cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền; tự giác nhận rõ sai lầm, khuyết điểm và có quyền sử dụng bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo không đúng; không được truy tìm, trấn áp, trù dập, trả thù người phê bình, tố cáo bằng bất cứ hình thức nào.

- Tổ chức đảng quản lý đối tượng bị tố cáo phải bảo đảm quyền dân chủ của đảng viên và quần chúng trong việc giám sát, tố cáo, phản ánh về những tổ chức đảng và đảng viên vi phạm. Phối hợp và thực hiện đầy đủ yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Trong thời gian ủy ban kiểm tra đang giải quyết, chưa kết luận thì tổ chức đảng quản lý đảng viên phải bảo đảm các quyền của đảng viên, của tổ chức đảng bị tố cáo; giáo dục đảng viên, tổ chức đảng thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của ủy ban kiểm tra.

- Những người lợi dụng việc tố cáo để vu cáo, đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ phải xem xét, xử lý kỷ luật đảng hoặc đề nghị tổ chức có thẩm quyền xử lý.

- Không giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo danh, không rõ địa chỉ và những tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền do Điều lệ Đảng quy định xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc; những tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh; đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên; đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự.

5.1.2- Nội dung tố cáo phải giải quyết

- Những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; đoàn kết nội bộ, phẩm chất, đạo đức của cán bộ, đảng viên.

- Những nội dung tố cáo mà ủy ban kiểm tra chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấp ủy hoặc phối hợp hay yêu cầu tổ chức đảng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Điều 32 điều lệ đảng

Điều 32 điều lệ đảng

5.1.3- Đối tượng

Đảng viên, tổ chức đảng bị tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

5.2- Giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng

5.2.1- Thẩm quyền nguyên tắc trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại

- Ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng. Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật của đảng viên phải tiến hành từ ủy ban kiểm tra hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đã quyết định xử lý kỷ luật.

Khi nhận được khiếu nại kỷ luật đảng phải báo cho người khiếu nại biết: hướng dẫn người khiếu nại thực hiện đúng quy định của Đảng. Chậm nhất là 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống; 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại (gửi trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến) phải xem xét, giải quyết, trả lời cho người khiếu nại. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, dìm bỏ, không xem xét, giải quyết khiếu nại. Trường hợp hết thời hạn chưa giải quyết xong thì phải thông báo cho người khiếu nại biết.

- Đảng viên bị kỷ luật không đồng ý với quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật được khiếu nại lên tổ chức đảng cấp trên cho đến Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương. Thời hạn khiếu nại trong vòng 30 ngày làm việc, tính từ ngày đảng viên vi phạm được tổ chức đảng có thẩm quyền công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (căn cứ biên bản công bố) đến ngày đảng viên bị kỷ luật gửi đơn khiếu nại trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện.

Không khiếu nại vượt cấp khi chưa giải quyết xong. Không gửi đơn khiếu nại đến nhiều cấp, đến các tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền giải quyết. không khiếu nại hộ.

Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, đảng viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.

- Sau khi công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật mà đảng viên bị kỷ luật khiếu nại trực tiếp đến cấp mình thì ủy ban kiểm tra chủ động xem xét lại, nếu thấy quyết định không đúng mức thì thay đổi cho phù hợp.

Khi tổ chức đảng cấp trên tiến hành giải quyết khiếu nại, ủy ban kiểm tra phải nghiêm túc xem xét lại quyết định của mình và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại của tổ chức đảng cấp trên.

- Tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên khiếu nại phối hợp với ủy ban kiểm tra để giải quyết khiếu nại; giáo dục và tạo điều kiện để người khiếu nại thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ủy ban kiểm tra; chấp hành nghiêm quyết định giải quyết khiếu nại của ủy ban kiểm tra cấp trên.

5.2.2- Phạm vi giải quyết khiếu nại

- Chỉ giải quyết những nội dung quyết định kỷ luật đảng mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại.

Trong quá trình giải quyết, nếu phát hiện đảng viên khiếu nại có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn tố cáo thì cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, quyết định.

- Ủy ban kiểm tra cấp trên chỉ giải quyết khiếu nại kỷ luật do tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp đã quyết định kỷ luật hoặc đã quyết định giải quyết khiếu nại.

- Đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại chưa được giải quyết đã qua đời thì tổ chức đảng vẫn phải xem xét, giải quyết; nếu thân nhân (cha, mẹ, vợ, hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột) đề nghị cho biết kết quả thì thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho tổ chức đảng nơi cư trú và thân nhân người đó biết.

- Không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau: quá thời hạn 30 ngày làm việc; đang được cấp trên có thẩm quyền giải quyết; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; bị tòa án quyết định hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên chưa được tòa án có thẩm quyền quyết định hủy bỏ bản án; khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa nhận được quyết định kỷ luật bằng văn bản của tổ chức đang có thẩm quyền.

Đơn khiếu nại về xử lý hành chính, lịch sử chính trị, tuổi đảng, xóa tên trong danh sách đảng viên thì chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết và báo cho người có khiếu nại biết.

5.2.3- Quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật

- Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, quan và tương đương trở lên có thẩm quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật đối với đảng viên do tổ chức đảng cấp dưới đã quyết định.

Trường hợp phải thay đổi bằng hình thức kỷ luật cao hơn, vượt quá thẩm quyền phải báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Ủy ban kiểm tra của đảng ủy cơ sở có trách nhiệm xem xét khiếu nại kỷ luật của đảng viên do chi bộ quyết định nhưng không có thẩm quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật mà phải đề nghị đảng ủy cơ sở xem xét, quyết định.

6- Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp

Ủy ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ kiểm tra tài chính của Đảng.

6.1- Nội dung kiểm tra

- Đối với cấp ủy cấp dưới:

+ Việc ban hành các chủ trương, quy định, quyết định về tài chính, tài sản của cấp ủy.

+ Việc chấp hành và chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới (cơ quan tài chính của cấp ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp và cấp ủy cấp dưới) chấp hành các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, chính sách, chế độ, nguyên tắc về tài chính, tài sản của Đảng và Nhà nước...

+ Việc chấp hành các quy định về chế độ kế toán, chứng từ: việc kiểm tra tài chính đối với tổ chức đảng trực thuộc.

- Đối với cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp:

+ Việc chấp hành các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, chế độ, chính sách về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng và Nhà nước.

+ Việc chấp hành sự chỉ đạo, các chủ trương, quy định, quyết định của cấp ủy cấp mình và cơ quan tài chính cấp ủy cấp trên.

+ Việc tham mưu cho cấp ủy quyết định các chủ trương, chính sách, chế độ thu chi, quản lý tài chính, tài sản của Đảng và Nhà nước.

+ Việc hướng dẫn và kiểm tra về nghiệp vụ công tác tài chính đối với cơ quan tài chính cấp ủy dưới.

- Đối với những khoản do ngân sách nhà nước trực tiếp, ủy ban kiểm tra và cơ quan tài chính cấp ủy có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng nhà nước tổ chức kiểm tra.

- Nội dung kiểm tra thu, nộp đảng phí chủ yếu do đảng ủy cơ sở tiến hành.

6.2- Đối tượng kiểm tra

Cấp ủy cấp dưới và cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp. Khi cần thiết thì kiểm tra tài chính các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trực thuộc cấp ủy cùng cấp.

...

III. Mọi người cũng hỏi

1. Điều 32 trong Điều lệ Đảng có nội dung gì quan trọng?

Trả lời 1: Điều 32 của Điều lệ Đảng thể hiện quyền tự do tham gia của các đảng viên vào các hoạt động của Đảng và cam kết của Đảng đối với sự tham gia tích cực và xây dựng của họ.

2.  Điều lệ Đảng quy định gì về trách nhiệm của các đảng viên?

Trả lời 2: Điều lệ Đảng nêu rõ trách nhiệm của các đảng viên đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của họ, tuân theo quyết định của Đảng và tham gia tích cực vào công việc xây dựng Đảng và xã hội.

3. Mục tiêu của Điều 32 Điều lệ Đảng là gì?

Trả lời 3: Mục tiêu của Điều 32 Điều lệ Đảng là tạo ra một môi trường thuận lợi để các đảng viên có thể tham gia tự do vào các hoạt động của Đảng và đóng góp ý kiến của họ, đồng thời nêu rõ trách nhiệm của họ đối với Đảng và xã hội.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo