Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015

 Nguyên tắc của một ngành luật là những quy tắc chung được pháp luật ghi nhận có tác dụng định hướng và chỉ đạo cho toàn bộ các quy phạm pháp luật của ngành luật đó. Khác với quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, các nguyên tắc được quy định dàn trải với 12 điều tại một chương (Chương II, từ điều 4 đến điều 12), thì sang đến Bộ luật Dân sự 2015 các nguyên tắc được gói gọn trong Điều 3 với các quy định ngắn gọn, súc tích.

Quy Dinh Che Tai

Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015

1.     Nguyên tắc bình đẳng

Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.”. Thực chất, nguyên tắc bình đẳng này được bắt nguồn từ Hiến pháp năm 2013, văn bản mà các quyền tự do, bình đắng về nhân thân và tài sản đều được ghi nhận, khẳng định và coi đó là quyền cơ bản của công dân. Trong pháp luật dân sự, các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự bao gồm cá nhân và pháp nhân mà có các điều kiện như nhau thì đều được đối xử bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử và được bảo hộ giống nhau cả về các quyền nhân thân lẫn quyền tài sản. Nghĩa là, các chủ thể có điều kiện như nhau thì sẽ được Nhà nước ghi nhận năng lực pháp luật ngang nhau, được đối xử bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong từng trường hợp.

2.     Nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận

Đây là nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của cá nhân, pháp nhân phải được thực hiện trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, dựa trên ý chí của các bên, không bị các chủ thể khác cưỡng ép hay ép buộc. Đồng thời, mọi cam kết, thỏa thuận này phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Nếu các chủ thể cố tình vi phạm thì sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi.

3.     Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. Thiện chí ở đây được hiểu là sự thân thiện, mong muốn được thực hiện hoàn thành, thực hiện hoàn toàn tự nguyện. Trung thực được hiểu là tôn trọng khách quan, tôn trọng những điều thực tế, không tạo dựng các thông tin hoặc các yếu tố gây bất lợi trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự. Nguyên tắc thiện chí, trung thực không phải là một nguyên tắc mới mà được ghi nhận trong pháp luật dân sự từ lâu. Nguyên tắc này hoàn toàn tương thích với nguyên tắc bình đẳng của các chủ thể bởi khi các chủ thể có địa vị pháp lý ngang nhau thì đương nhiên, sự thiện chí, trung thực của mỗi chủ thể sẽ góp phần tạo nên hiệu quả trong việc thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên.

 

4.     Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Đây là nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 4 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, pháp luật dân sự quy định việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là giới hạn mà các nhà làm luật đặt ra cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Các chủ thể hoàn toàn có quyền tự do nhưng phải là tự do trong khuôn khổ vì phải đảm bảo lợi ích, sự bảo toàn, sự phát triển cho dân tộc, lợi ích của đám đông và những lợi ích, quyền hợp pháp của các chủ thể khác. Chỉ cần không xâm phạm giới hạn này thì đương nhiên, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được bảo vệ và bảo hộ thực hiện trong thực tiễn.

5.     Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 5 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”. Trách nhiệm dân sự có thể được hiểu là dạng trách nhiệm pháp lý mang tính chất bất lợi cho một chủ thể sau khi chủ thể đó thực hiện nghĩa vụ của mình không đúng hoặc không thực hiện. Khi thực hiện các quyền của mình, các chủ thể ý thức phải thực hiện nghiêm túc, đúng phần nghĩa vụ của mình vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ thể có thể không thực hiện đúng hoặc không thực hiện được các nghĩa vụ của mình do lỗi vô ý hoặc cố ý dẫn đến những hệ quả bất lợi. Cũng vì sự bình đẳng là một yếu tố quan trọng trong quan hệ dân sự, do đó, khi gây thiệt hại cho người khác, làm cho người khác bị ảnh hưởng không tích cực bởi hành vi của mình, chủ thể trong quan hệ dân sự đương nhiên phải chịu trách nhiệm.

Có thể thấy, so với Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã thay thế những quy định, điều khoản không còn phù hợp về các nguyên tắc của luật dân sự, đồng thời chắt lọc và gói gọn các nguyên tắc vào một điều khoản khiến các quy định trở nên bao quát hơn.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được hướng dẫn, trao đổi cụ thể.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (526 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo