Điều 288 Bộ luật dân sự 2015

2011

1. Nghĩa vụ liên đới là gì?

Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

Khoản 1 Điều 288 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Có thể thấy, để quyền dân sự của các chủ thể được bảo đảm, trong một số trường hợp, nghĩa vụ nhiều người sẽ được xác định là nghĩa vụ dân sự liên đới nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Mục đích của việc xác định một nghĩa vụ liên đới khi có nhiều người tham gia quan hệ nghĩa vụ là buộc những người có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ nhằm bảo đảm quyền lợi cho chủ thể có quyền được trọn vẹn, kể cả khi có một trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, trong quan hệ nghĩa vụ liên đới, những người có nghĩa vụ luôn luôn liên quan với nhau trong cả quá trình thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cũng như quyền yêu cầu của những người có quyền luôn được coi là một thể thống nhất.

Nghĩa vụ dân sự liên đới là loại nghĩa vụ nhiều người, trong đó, một trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

2. Nghĩa vụ liên đới được thực hiện như thế nào?

Thực hiện nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ liên đới và có nhiều người có nghĩa vụ thì những người đó được gọi là người có nghĩa vụ liên đới. Vì vậy, người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số họ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Nếu một trong số những người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ mà những người khác chưa thực hiện thì quan hệ nghĩa vụ giữa người đã thực hiện với người có quyền vẫn chưa được coi là chấm dứt. Nghĩa là, người có nghĩa vụ không những phải thực hiện phần của mình mà còn phải thực hiện thay cho người có nghĩa vụ khác khi người đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Nếu một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới giữa những những người có nghĩa vụ (kế cả những người chưa được thực hiện) với người có quyền được chấm dứt. Đồng thời, sẽ phát sinh một nghĩa vụ hoàn lại, trong đó người đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầi người chưa thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán phần nghĩa vụ mà người này đã thực hiện cho họ.

Nếu người có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ mà sau đó lại miến việc thực hiện cho người đó thì nghĩa vụ dân sự được chấm dứt toàn bộ. Mặt khác, nếu người có quyền chỉ miến việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có ngĩa vụ liên đới với riêng phần của họ thì những người khác vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ còn lại.

Khi quan hệ nghĩa vụ được xác định là nghĩa vụ liên đới mà có nhiều người có quyền thì họ được gọi là người có quyền liên đới. Vì vậy, một trong số những người đó đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vị dân sự phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ mà không cần có sự uỷ quyền của những người có quyền liên đới khác. Nghĩa là, người có quyền không những có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ đối với phần quyền của mình mà còn có quyền yêu cầu bên đó phải thực hiện trước mình phần nghĩa vụ đối với những người có quyền khác.

Người có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ cho từng người có quyền những cũng có thể thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cho một trong số những người có quyền liên đới. Khi nghĩa vụ được thực hiện xong, dù rằng việc thực hiện đó chỉ cho một người có quyền thì nghĩa vụ liên đới vẫn chấm dứt toàn bộ. Đồng thời phát sinh một nghĩa vụ hoàn lại, trong đó người có quyền nào đã tiếp nhận sự thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán cho những người có quyền khác phần quyền mà mình đã nhận thay họ.

Nếu một trong số những người có quyền liên đới miễn cho người có nghĩa vụ việc thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền của mình thì người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác.

Nếu một trong số những có quyền liên đới miễn cho riêng một người trong số những người có nghĩa vụ đối với riêng phần quyền của mình thì riêng người có nghĩa vụ được miễn không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với phần quyền của người đã miễn.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về quy định tại Điều 288 Bộ luật Dân sự năm 2015 gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo