Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

Khi thực hiện việc tạm ứng án phí, tùy từng trường hợp mà công dân sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tạm ứng án phí phúc thẩm. Tương tự như vậy, công dân cũng sẽ phải nộp tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm và tạm ứng lệ phí phúc thẩm trong trường hợp được kháng cáo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Vậy quy định về xử lý tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phía tòa án, lệ phí tòa án như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

1. Nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án hình sự

Điều 23: Nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án hình sự
1. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hình sự:
a) Người bị kết án phải chịu án phí hình sự sơ thẩm;
b) Bị hại đã yêu cầu khởi tố phải chịu án phí hình sự sơ thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, mà sau đó Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ do người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
c) Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Nghị quyết này;
d) Trường hợp bị hại khai báo tài sản bị xâm hại và có yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại về tài sản nhưng thực tế chứng minh tài sản bị cáo xâm phạm có giá trị thấp hơn hoặc cao hơn giá trị tài sản khai báo thì bị cáo phải chịu án phí dân sự sơ thẩm được tính đối với phần tài sản chứng minh được bị xâm phạm;
đ) Bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định của pháp luật không yêu cầu một số tiền hoặc tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể thì không phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận;
e) Bị hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại về những khoản không phù hợp với pháp luật thì Tòa án phải giải thích cho họ việc họ phải chịu án phí nêu yêu cầu bồi thường thiệt hại đó không được Tòa án chấp nhận. Trường hợp họ vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết thì họ phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận;
f) Trước khi mở phiên tòa, đương sự, bị cáo thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại và đề nghị Tòa án ghi nhận việc bồi thường thiệt hại thì họ không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Tại phiên tòa, đương sự, bị cáo thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại thì họ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp Tòa án đưa ra xét xử vụ án đó;
g) Trường hợp bị cáo tự nguyện nộp tiền bồi thường thiệt hại trước khi mở phiên tòa thì không phải nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm đối với số tiền đã tự nguyện nộp.
2. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hình sự:
a) Trường hợp cả bị cáo và người đại diện của bị cáo đều có kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm thì chỉ bị cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;
b) Trường hợp chỉ bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm thì người kháng cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;
c) Trường hợp bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự và người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc ngược lại mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm thì người nào kháng cáo về phần nào phải chịu án phí đối với yêu cầu của họ;
d) Trường hợp bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự và người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc ngược lại mà Tòa án quyết định sửa quyết định về hình sự hoặc sửa quyết định về dân sự hoặc sửa cả quyết định về hình sự và quyết định về dân sự thì không có người kháng cáo nào phải chịu án phí phúc thẩm;
đ) Bị hại kháng cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm hoặc tuyên bố bị cáo không phạm tội;
e) Người kháng cáo phần quyết định về dân sự của bản án sơ thẩm phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 29 của Nghị quyết này;
f) Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án thì người kháng cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;
g) Người kháng cáo rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;
h) Người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ được Tòa án chấp nhận.

3. Trong vụ án hình sự có những loại án phí nào?

  • Những loại án phí trong vụ án hình sự được quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 bao gồm:
  • Án phí hình sự sơ thẩm và phúc thẩm.
  • Án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp vụ án hình sự được Tòa án giải quyết cả phần dân sự. Trong đó, án phí dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch.
  • Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp xảy ra việc kháng cáo liên quan đến phần dân sự trong vụ án hình sự.

4. Người nào có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí?

  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định cụ thể về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án hình sự như sau:
  • Bị cáo không cần phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, tiền tạm ứng án phí hình sự phúc thẩm, tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm.
  • Người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan trong vụ án hình sự, bị đơn dân sự, nguyên đơn dân sự, bị hại không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, tiền tạm ứng án phí hình sự phúc thẩm, tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm.
  • Trong trường hợp người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan trong vụ án hình sự, bị đơn dân sự, nguyên đơn dân sự thực hiện việc kháng cáo về dân sự thì phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp những người này thuộc trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định. Ngoài ra, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị quyết 326.
  • Trong đó, các trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự gồm:
  • Cá nhân, trẻ em thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người khuyết tật.

5. Trong vụ án hình sự ai có nghĩa vụ chịu án phí?

  • Án phí hình sự sơ thẩm do người bị kết án chịu;
  • Trong trường hợp vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng sau đó vụ án bị đình chỉ do người yêu cầu thực hiện việc rút yêu cầu khởi tố hoặc Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự thì người bị hại đã yêu cầu khởi tố phải chịu án phí hình sự sơ thẩm;
  • Trong trường hợp có án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hình sự thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự đó được thực hiện theo quy định tại Điều 26 và 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
  • Bị cáo phải chịu án phí dân sự sơ thẩm được tính đối với phần tài sản chứng minh được bị xâm phạm trong trường hợp người bị hại thực hiện việc khai báo rằng tài sản của mình bị xâm hại và có yêu cầu bị cáo thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tài sản tuy nhiên trên thực tế khi chứng minh phần tài sản mà bị cáo khai báo là bị xâm hại thì có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn.
  • Bị hại không phải chịu án phí trong trường hợp người bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản theo quy định nhưng không yêu cầu bồi thường là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể hoặc yêu cầu một số tiền cụ thể và Tòa án không chấp nhận về việc này;
  • Tòa án giải thích cho bị hại trong trường hợp người bị hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại về những khoản không phù hợp với quy định của pháp luật thì họ phải bồi thường án phí nếu như Tòa án không chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại đó. Người bị hại phải chịu án phí trong trường hợp họ vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận;
  • Bị cáo và đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án ghi nhận thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại đó thì không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Bị cáo và đương sự thỏa thuận với nhau tại phiên tòa về việc bồi thường thiệt hại thì họ vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp Tòa án đưa ra xét xử vụ án đó.
  • Bị cáo không phải nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp bị cáo tự nguyện nộp tiền bồi thường thiệt hại trước khi mở phiên tòa.

Nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án dân sự có yêu cầu trách nhiệm liên đới và  thực tiễn áp dụng pháp luật tại Tòa án

Nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án hình sự (ảnh minh họa)

6.Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hình sự:

  • Bị cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm trong trường hợp cả người điệndiện của bị cáo và bị cáo đều có kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm tuy nhiên quyết định hình sự của bản án sơ thẩm vẫn được Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên.
  • Trong trường hợp người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự hoặc ngược lại nhưng quyết định của bản án sơ thẩm vẫn được giữ nguyên bởi Tòa án cấp phúc thẩm thì người nào kháng cáo về phần nào phải chịu án phí đối với yêu cầu của họ;
  • Trong trường hợp người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự hoặc ngược lại nhưng Tòa án sửa quyết định về dân sự hoặc hình sự hoặc sửa cả quyết định về dân sự và hình sự thì người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm;
  • Trong trường hợp bị cáo kháng cáo mà vụ án được khởi kiện theo yêu cầu của người bị hại thì người bị hại phải chịu án phí hình sự phúc thẩm nếu như quyết định của ban án, quyết định sơ thẩm được Tòa án giữ nguyên hoặc tuyên bố bị cáo không phạm tội;
  • Người kháng cáo phải chịu phần án phí dân sự phúc thẩm khi kháng cáo phần quyết định về dân sự của bản án sơ thẩm theo quy định tại Điều 29 Nghị quyết 326;
  • Người kháng cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy quyết định, bản án sơ thẩm để xét xử, điều tra lại hoặc đình chỉ vụ án;
  • Người kháng cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm trong trường hợp rút đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm hoặc trước khi mở phiên tòa phúc thẩm;
Trên đây là các thông tin về Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo