Nghĩa vụ nộp thuế là một nghĩa vụ bắt buộc với các đối tượng theo quy định của pháp luật, khi nộp thuế người nôp thuế phải thực hiện theo quy định của pháp luật về trình tự thủ tục nhất định. Vậy cụ thể Người nộp thuế là gì? Trách nhiệm của người nộp thuế ra sao? Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc Điều 17 luật quản lý thuế số 38/2019/qh14 quy định về Trách nhiệm của người nộp thuế qua bài viết dưới đây.
Điều 17 luật quản lý thuế số 38/2019/qh14
1. Người nộp thuế là gì?
Hiện nay nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể thuộc nhóm một là nghĩa vụ theo luật định. Cụ thể, khi tham gia quan hệ pháp luật thuế, những chủ thể này có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế có nghĩa là thực hiện hành vi chịu thuế thì phải có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và thực hiện các thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó có thể thấy, do tính phức tạp và yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế nên thủ tục hành thu đòi hỏi phải ngày càng tỉ mỉ, có tính chuyên môn hóa cao
(1) Những tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi chịu thuế theo quy định của các sắc thuế nên có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước;
(2) Những tổ chức, cá nhân không thực hiện hành vi chịu thuế nhưng thực hiện việc nộp thuế thay cho những chủ thể chịu thuế.
Như vậy có thể thấy Đối với nhóm 01 thì khái niệm người nộp thuế theo nhóm này không có sự phân biệt trong quy định giữa Luật Quản lý thuế 2019 và các sắc thuế cụ thể có thể nói là nội hàm của khái niệm trùng nhau. Ở đây, tổ chức, cá nhân nào đã thực hiện hành vi chịu thuế thì cũng là người nộp thuế. Ví dụ, người nộp thuế trong quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, Điều 4 có quy định Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng sau đây gọi là người nhập khẩu), hoặc người nộp thuế trong Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt năm 2008, Điều 4 có quy định “người nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt.
2. Điều 17 luật quản lý thuế số 38/2019/qh14
Theo như phân tích ở trên thì nộp thuế là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, hiểu chung là như vậy tuy nhiên trên thực tế rất nhiều bạn đọc không biết trách nhiệm của người nộp thuế theo quy định pháp luật như thế nào, để biết được bản thân cần phải làm những công việc gì. Trách nhiệm này đã được cụ thể hoá trong Luật quản lý thuế năm 2019.
Điều 17 luật quản lý thuế số 38/2019/qh14
Theo quy định của Luật quản lý thuế 2019, tại điều 17 quy định về trách nhiệm của người nộp thuê như sau:
Điều 17. Trách nhiệm của người nộp thuế
1. Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
3. Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
6. Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
7. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
8. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
9. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.
10. Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.
11. Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trang bị công nghệ thông tin, Chính phủ quy định chi tiết việc người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.
12. Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm việc thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế, áp dụng kết nối thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế.
13. Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả thông tin về các bên liên kết cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Điều 17 luật quản lý thuế số 38/2019/qh14. Qua bài viết, quý bạn đọc đã biết được trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức về nộp thuế theo quy định của pháp luật, từ đó tránh được những rủi ro không đáng có do không am hiểu về luật pháp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Hotline: 19003330
Zalo: 084 696 7979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận