Dịch vụ kế toán xây dựng chuyên nghiệp, uy tín [2024]

Cùng với sự phát triển của nhiều công trình, kiến trúc hiện đại, kế toán xây dựng do đó cũng được yêu cầu nhiều hơn trong trình độ nghiệp vụ để tránh những trường hợp sai phạm xuất hiện không đáng có.

Kế toán xây dựng
Kế toán xây dựng

1. Kế toán xây dựng là gì?

Khác với bộ phận kế toán thương mại dịch vụ hay sản xuất, kế toán xây dựng có tính tương đối đặc thù hơn. Nếu một công ty xây dựng trúng thầu một công trình nào đó mà giá trị, khối lượng được tính toán thì kế toán xây dựng sẽ phân bổ các chi phí liên quan để hạch toán hợp lý.

Vì đặc trưng của kế toán xây dựng phụ thuộc vào địa điểm công trình và trải qua nhiều kỳ kế toán nên khi tập hợp chi phí vào sổ sách cần phải theo dõi chi tiết nhằm hạch toán vào chi phí sản xuất dở dang của kỳ đó.

>>> Nếu bạn đang tìm hiểu về làm hộ chiếu có cần sổ hộ khẩu không thì hãy đoc bài viết dưới đây của công ty luật ACC nhé!

2. Đặc điểm kế toán công ty xây dựng

a)      Đối tượng: Giá thành được tính theo công trình theo từng hợp đồng cụ thể, đặc biệt chỉ phát sinh 1 lần, không lặp lại.

b)      Giá thành chi tiết của một công trình thường chia thành nhiều hạng mục, gói thầu, công trình nhỏ,… chính bởi vậy mà việc tính giá thành tương đối nhiều và phức tạp.

c)       Đảm bảo việc bóc tách chi phí phục vụ hạch toán phải đúng với dự toán chi phí xây dựng ban đầu.

d)      Thời gian theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ về kế toán: Kéo dài theo suốt quá trình xây dựng (thi công xây dựng, hoàn thiện công trình, trang trí nội thất,…) do đó, thường phải thực hiện trong thời gian dài, thậm chí đến vài năm.

e)      Xuất vật tư phải đảm bảo phù hợp với dự toán.

f)       Các hóa đơn đầu ra, đầu vào phải được ghi nhận đúng thời điểm theo tiến độ công trình xây dựng.

g)      Tập hợp chi phí theo công trình: Trước khi tiến hành nghiệm thu công trình, tất cả các hóa đơn chứng từ phải được tập hợp đầy đủ. Đặc biệt, phải xuất hóa đơn ngay sau khi nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.

>>> Tham khảo thêm khoá sổ kế toán là gì để biết thêm về thủ tục này nhé!

3. Cách tổ chức các chứng từ, tài liệu của kế toán công trình xây dựng

Nội dung chủ yếu khi tổ chức chứng từ là:

·         Lựa chọn chứng từ phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

·         Lựa chọn các phương tiện kỹ thuật để lập chứng từ: Lập bằng bút, mực gì, giấy than hay lập trên máy vi tính...

·         Xác định thời gian lập chứng từ của từng loại nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, kế toán xây dựng cần phải xem xét sự phù hợp của chứng từ với các mẫu do Nhà nước quy định. Các chứng từ cũng cần được kế toán trưởng xem xét và ký duyệt để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy.

4. Quy trình làm việc của kế toán xây dựng

Bước 1. Đọc và phân tích bóc tách dự toán để tính toán chi phí công trình

Kế toán xây dựng sẽ phân tích hợp đồng ký kết giữa công ty và chủ thầy để có thể biết được các vấn đề cơ bản sau:

  • Tổng giá trị công trình là bao nhiêu.
  • Thời hạn thi công.
  • Thời hạn bảo hành.
  • Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hay bằng ngân hàng, thanh toán theo quý, tháng hay sau một dự án…

Bóc tách các chi phí trong công trình sẽ dựa theo các chỉ tiêu sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bóc tách từng hạng mục trong chi phí nguyên vật liệu chi tiết để có kế hoạch tính toán khoản chi phí và lấy vật tư cho phù hợp.
  • Bóc tách chi phí nhân công trực tiếp: Khoản chi phí này xác định để lên được kế toán nhân sự, bảng lương và bảo hiểm cần có trong quá trình công trình được thi công.
  • Chi phí quản lý chung: Đây là khoản chi phí bao gồm phí quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ cùng các khoản chi phí mua ngoài khác.

Bước 2. Hạch toán các chi phí phát sinh

Bao gồm các chi phí như:

  • Về chi phí nguyên vật liệu
  • Chi phí nhân công trực tiếp
  • Chi phí quản lý chung
  • Chi phí máy thi công

Bước 3. Công việc cuối kỳ của một kế toán xây dựng cơ bản

  • Lập báo cáo thuế hàng tháng, quý và BCTC cuối năm, tính toán thu nhập ròng sau mỗi công trình.
  • Lập BCTC nội bộ phục vụ yêu cầu quản lý cấp trên.
  • Sắp xếp, lưu trữ cẩn thận các hồ sơ, hóa đơn và chứng từ một cách khoa học, dễ tìm.
  • Xử lý các công việc liên quan.
  • Có khả năng giải trình số liệu với cơ quan thuế khi có yêu cầu thanh tra và quyết toán.

5. Quy trình hạch toán kế toán xây dựng cho doanh nghiệp theo các thông tư

Bước 1: Sau khi ký hợp đồng xong, kế toán dự vào các dự toán như bảng tổng hợp nguyên vật liệu, bảng dự toán chi phí nhân công,… đối chiếu với số liệu thực tế về tình hình tài sản của doanh nghiệp.

Hạch toán nguyên vật liệu

-          Nếu nhập qua kho (xi măng, cát, đá, sắt thép,…) kế toán cần có bộ chứng từ bao gồm: phiếu nhập kho, hóa đơn, phiếu giao hàng, hợp đồng, phiếu chi tiền hoặc ủy nhiệm chi hay giấy báo từ ngân hàng. Từ những chứng từ trên kế toán xây dựng sẽ ghim thành bộ.

-          Nếu vận chuyển thẳng đến công trình không qua kho thì bộ chứng từ sẽ không có phiếu nhập kho.

Dịch vụ kiểm toán là gì? Các lợi ích khi sử dụng dịch vụ kiểm toán là gì? Mời Quý độc giả theo dõi bài viết Dịch vụ kiểm toán 

Bước 2: Căn cứ vật liệu tồn kho và hóa đơn đầu vào cho công trình làm phiếu xuất kho.

Xuất kho: Phiếu xuất kho + Phiếu yêu cầu vật tư. Căn cứ phiếu yêu cầu làm phiếu xuất kho cho công trình, mỗi công trình là một mã 15401,15402,15403........ để theo dõi giá thành riêng của mỗi công trình. 

Khi xuất vật tư, bạn sẽ phải xuất chi tiết cho công trình, để tập hợp chi phí vào công trình đó để theo dõi tính giá thành cho từng công trình : 15401,15402,15403 bạn dựa vào “Bảng phân tích vật tư” rồi xuất vật tư cho công trình thi công.

Vật tư trong dự toán với thực tế thi công có thể xuất chênh lệch so với dự toán có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút càng tốt vì thực tế không thể khớp 100% với dự toán được mà sẽ có hao hụt như người thợ làm hư hoặc kỹ thuật tay nghề yếu kém gây lãng phí khi thi công, đừng để chênh lệch nhiều quá là được nếu chênh lệch quá cao thuế sẽ xuất toán phần chênh lệch này, kể cả chi phí nhân công cũng vậy nếu lớn hơn đều bị xuất toán ra.

Bước 3: Tính toán các chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung

Các khoản chi phí nhân công & chi phí sản xuất chung sẽ được đưa vào tài khoản 622/627 tương ứng để cuối kỳ kết chuyển vào chi phí sản phẩm dở dang tài khoản 154.

Nếu số phát sinh thực tế chênh lệch với dự toán một mức trọng yếu nào đó thì kế toán cần phải tìm biện pháp xử lý, xem xét lại để tránh tình trạng chênh lệch cao thì thuế sẽ xuất toán phần chênh lệch này.

6. Những phần mềm hỗ trợ cho công việc kế toán xây dựng

Phần mềm CNS (Accounting for Construction)

Phần mềm được các kỹ sư CNS thiết kế đặc biệt cho ngành xây dựng. Nó cung cấp đầy đủ tính năng và tiện ích giúp kế toán viên hạch toán một cách dễ dàng mà còn áp dụng đầy đủ các văn bản pháp luật như thông tư 200/2014/TT- BTC; Thông tư 133/2016/ TT – BTC của Bộ Tài Chính.

Một số tính năng của phần mềm như:

-          Thẻ tính giá thành công trình, hạng mục xây lắp.

-          Sổ sách chi phí giá thành.

-          Bảng tổng hợp các chi phí theo từng hạng mục, công trình.

-          Theo dõi chi tiết vật tư được sử dụng và đối chiếu với dự toán.

-          Lập bảng cân đối phát sinh công nợ.

-          Lập báo cáo liên năm, giá thành liên năm.

Phần mềm Smart Pro

Là một trong những công cụ lập trình hiện đại, sử dụng Microsoft.net, xử lý số liệu với tốc độ cực nhanh và tính chính xác cao. Phần mềm này có những chức năng vượt trội như:

-          Tính giá thành công trình xây dựng.

-          Lập, in các báo cáo trực tiếp.

-          Chức năng trích & phân bổ chi phí.

-          Chức năng quản lý công nợ.

-          Chức năng quản lý hàng tồn kho.

-          Chức năng bán hàng, thương mại.

-          Chức năng lưu trữ dữ liệu và phân quyền.

Tham khảo Bảng dịch vụ kế toán trọn gói tại công ty Luật ACC nhé. Chúng tôi cam kết đem đến bạn chất lượng dịch vụ uy tín với mức giá ưu đãi nhất

7. Dịch vụ kế toán trọn gói Luật ACC cung cấp cho các công ty xây dựng

  • Tư vấn, trao đổi và ghi nhận những yêu cầu, mong muốn của khách hàng, từ đó có những ý kiến tư vấn nhằm giải đáp khúc mắc, thông tin đến khách hàng những chính sách, quy định pháp luật liên quan;
  • Thu thập hồ sơ, số liệu kế toán, tư vấn các trường hợp cụ thể đối với từng loại đối tượng hoặc các bất lợi, rủi ro khách hàng có thể gặp phải, từ đó lên phương án thực hiện;
  • Tư vấn doanh nghiệp trong việc sử dụng các hóa đơn đầu vào, đầu ra một cách hợp lý nhất;
  • Phân loại, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc, cân đối thuế GTGT đầu vào, đầu ra.
  • Lập tờ khai báo cáo thuế, khai báo thuế TNCN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tạm tính thuế TNDN, quyết toán thuế TNDN, TNCN;
  • Nộp các loại báo cáo thuế lên cơ quan thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời, theo đúng quy định;
  • Hoàn thiện chứng từ và lập sổ sách kế toán: Lập các chứng từ kế toán: Nhập, xuất, thu, chi; Lập các sổ chi tiết tính giá thành sản phẩm, sổ kho hàng hoá, phải thu, phải trả; Lập các mẫu biểu phân bổ, khấu hao; Lập bảng lương, các mẫu biểu liên quan đến lao động; Lập sổ cái các tài khoản;…
  • Lập báo cáo tài chính cuối năm;
  • Bàn giao kết quả thực hiện cho khách hàng.

8. Các công việc khi cung cấp dịch vụ kế toán xây dựng của Luật ACC

  • Phân loại, kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của chứng từ gốc kế toán
  • Lập tờ khai thuế GTGT
  • Lập tờ khai thuế TNCN.
  • Kê khai thuế GTGT hàng tháng, nộp thuế GTGT hàng tháng
  • Nộp báo cáo lên cơ quan thuế theo quy định.
  • Hoàn thiện chứng từ và Lập sổ sách kế toán
  • Lập các chứng từ kế toán: Nhập, xuất, thu,chi
  • Lập các sổ chi tiết tính giá thành sản phẩm, sổ kho hàng hoá, phải thu, phải trả
  • Lập các mẫu biểu phân bổ, khấu hao…theo quy định
  • Lập bảng lương, các mẫu biểu liên quan đến lao động.
  • Lập sổ cái các tài khoản
  • Lập sổ nhật ký chung...

9. Tại sao nên lựa chọn dịch vụ kế toán xây dựng của chúng tôi?

·         Chúng tôi là doanh nghiệp được cấp phép theo quy định của pháp luật

·         Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, đặc biệt cung cấp dịch vụ kế toán xây dựng, lập báo cáo tài chính năm.

·         Cam kết xử lý hồ sơ nhanh chóng, chính xác với giá cả hợp lý.

·         Luôn thông báo, cập nhật tiến độ cho khách hàng nhằm giúp khách hàng nắm bắt tình hình của doanh nghiệp.

·         Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sai sót.

·         Tính bảo mật cao: cam kết giữ kín toàn bộ hồ sơ, số liệu và chỉ sử dụng khi khách hàng đồng ý.

>>> Tham khảo bài viết công ty tnhh 1 thành viên tiếng anh là gì để biết thêm về các quy định liên quan đến Công ty TNHH 1 TV nhé!

10. Những điều cần lưu ý về kế toán xây dựng

-          Kế toán xây dựng phải dựa vào dự toán khi doanh nghiệp trúng thầu công trình và xác định được giá trị, khối lượng để bóc tách chi phí hạch toán vào sổ sách.

-          Lập dự toán riêng biệt cho từng công trình, từng hạng mục. Điểm khác biệt so với kế toán doanh nghiệp thương mại là chi phí của công trình nào sẽ được tập hợp riêng biệt vào giá trị của công tình đó.

-          Việc sử dụng vật tư phục vụ xây dựng phải phù hợp với định mức theo dự toán.

-          Cần lưu ý cập nhật thường xuyên các quy định của pháp luật liên quan đến xây dựng như: định mức chi phí, mức tiêu hao cho nguyên vật liệu trực tiếp,…

-          Không được phép tẩy xóa khi có sai sót. Nếu có cần hủy và lập chứng từ mới

-          Khi xuất hóa đơn cần ghi nhận doanh thu cho từng công trình hoàn thành

11. Những câu hỏi thường gặp

Công việc cuối kỳ của một kế toán xây dựng cơ bản?

– Lập báo cáo thuế tháng, quý, và lập báo cáo tài chính cuối năm và tính toán thu nhập ròng sau mỗi công trình. Lập BCTC nội bộ phục vụ yêu cầu quản lý của cấp trên. Sắp xếp, lưu trữ cẩn thận hồ sơ, hóa đơn, chứng từ một cách khoa học, dễ tìm. Xử lý các công việc khác liên quan. Có khả năng giải trình số liệu với cơ quan thuế khi có yêu cầu thanh tra, quyết toán.

Khó khăn của nghề kế toán xây dựng?

  • Nhiều doanh nghiệp xây lắp nhận thầu thi công lại một phần công việc (B’, B’’...) không có dự toán, khi lập hồ sơ quyết toán hoàn công thì có vật tư không nằm trong dự toán hay khi quyết toán thuế thì có khi bị bóc tách vật tư thừa dự toán, loại thuế VAT, quà tặng mua vào không xuất hóa đơn khi tặng, dẫn đến vi phạm thuế…

Bóc tách chi phí dự toán công trình gồm những gì?

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bóc tách từng hạng mục chi phí nguyên vật liệu chi tiết để có kế hoạch lấy vật tư. Bóc tách chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí này để xác định được lượng công nhân cần lấy cho một công trình đang thi công. Chi phí quản lý chung: Gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí phân bổ CCDC và các chi phí mua ngoài khác. Chi phí máy thi công: chi phí ca máy, lượng dầu cần lấy cho mỗi công trình

Tập hợp chi phí và tính giá thành công trình trong kế toán xây dựng cơ bản?

  • Trường hợp xuất hóa đơn một lần khi nghiệm thu toàn bộ công trình: Căn cứ vào biên bản nghiệm thu xác định khối lượng công việc hoàn thành và xuất hóa đơn GTGT
  • Trường hợp xuất hóa đơn nhiều lần cho một công trình: Căn cứ vào biên bản nghiệm thu của từng giai đoạn của công trình để xác định khối lượng công việc hoàn thành và xuất hóa đơn GTGT. Khi kết thúc hoàn thành công trình kế toán sẽ tập hợp các lần xuất hóa đơn cho từng giai đoạn rồi so sánh với tổng giá trị trên dự toán cũng như hợp đồng xem khớp số chưa.

Tham khảo bài viết Dịch vụ kế toán trọn gói tại Công ty luật ACC qua đường link dưới đây nhé!

Tham khảo Dịch vụ kế toán trọn gói

Tham khảo Kế toán doanh nghiệp

Tham khảo Kế toán nội bộ

Tham khảo Kế toán tài chính

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (780 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo