Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Trong bài viết này ACC sẽ gửi đến bạn đọc một số thông tin về Dịch vụ đảm bảo trong kiểm toán là gì? Chuẩn mực về dịch vụ đảm bảo.
Dịch vụ đảm bảo trong kiểm toán là gì?
1. Dịch vụ đảm bảo trong kiểm toán là gì?
2. Chuẩn mực về dịch vụ đảm bảo
Ngày 08/5/2015, Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 66/2015/TT-BTC ba (03) chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác, bao gồm:- Chuẩn mực số 3000 - Hợp đồng dịch vụ đảm bảo ngoài dịch vụ kiểm toán và soát xét thông tin tài chính quá khứ.
- Chuẩn mực số 3400 - Kiểm tra thông tin tài chính tương lai.
- Chuẩn mực số 3420 - Hợp đồng dịch vụ đảm bảo về báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước trong bản cáo bạch.
Thông tư này áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ đảm bảo khác.
Thông tư 66/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.
Đối với các hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác được thực hiện trước ngày 01/01/2016 mà đến ngày này trở đi mới phát hành báo cáo dịch vụ đảm bảo thì phải áp dụng các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác theo Thông tư này.
3. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
Phần A của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quy định các nguyên tắc đạo đức cơ bản mà kiểm toán viên phải tuân thủ, gồm:
- Tính chính trực;
- Tính khách quan;
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;
- Tính bảo mật;
- Tư cách nghề nghiệp.
Phần A đồng thời cung cấp một khuôn khổ mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải áp dụng để xác định các nguy cơ ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản, đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ đó, và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết, để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được.
Phần B của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hướng dẫn việc áp dụng khuôn khổ quy định trong Phần A vào một số tình huống cụ thể mà kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề gặp phải, bao gồm cả tính độc lập. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán định nghĩa tính độc lập bao gồm độc lập về tư tưởng và độc lập về hình thức. Tính độc lập đảm bảo khả năng kiểm toán viên đưa ra kết luận đảm bảo mà không bị tác động bởi những yếu tố có ảnh hưởng đến việc thay đổi các kết luận đó. Tính độc lập sẽ làm tăng khả năng một cá nhân hành động một cách chính trực, khách quan và duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp.
4. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1
Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 quy định và hướng dẫn trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán đối với việc xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng đối với các hợp đồng dịch vụ đảm bảo. Việc tuân thủ Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng, bao gồm các chính sách và thủ tục cho từng yếu tố của hệ thống kiểm soát chất lượng. Các chính sách, thủ tục đó phải được quy định bằng văn bản và phải phổ biến cho tất cả cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán. Các yếu tố của hệ thống kiểm soát chất lượng theo Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 bao gồm:
- Trách nhiệm của Ban Giám đốc về chất lượng trong doanh nghiệp;
- Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan;
- Chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng dịch vụ cụ thể;
- Nguồn nhân lực;
- Thực hiện hợp đồng dịch vụ;
- Giám sát.
5. Những câu hỏi thường gặp
5.1 Dịch vụ kiểm toán gồm những gì?
- Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
- Dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản hoàn thành
- Dịch vụ kiểm toán nội bộ
- Dịch vụ kiểm toán tuân thủ
- Dịch vụ kiểm toán chi phí chung cư
- Dịch vụ kiểm toán độc lập
5.2 Nguyên tắc hoạt động kiểm toán?
Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán. Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó. Độc lập, trung thực, khách quan. Bảo mật thông tin.
5.3 Điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán?
Là kiểm toán viên; Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
5.4 Các loại doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ kiểm toán?
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân.
Trên đây là bài viết Dịch vụ đảm bảo trong kiểm toán là gì? Chuẩn mực về dịch vụ đảm bảo. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận