Dịch Vụ Công Trực Tuyến Tỉnh Phú Thọ

Dịch vụ công trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người dân sử dụng bởi những lợi ích mà nó đem lại trong việc hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính công trên môi trường mạng từ đó giúp người dân, doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí... tuy nhiên không phải ai cũng hiểu dịch vụ công trực tuyến là gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về những thông tin cơ bản về dịch vụ công trực tuyến Phú Thọ. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Dịch Vụ Công Trực Tuyến Tỉnh Phú Thọ

Dịch Vụ Công Trực Tuyến Tỉnh Phú Thọ

1. Dịch vụ công trực tuyến là gì? 

Theo cách giải thích từ ngữ tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 42/2022 thì: 

Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. 

Hiện nay, các thủ tục hành chính được tích hợp rất nhiều trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia dichvucong.gov.vn và Cổng Dịch vụ công các Bộ, các tỉnh, thành phố. 

2. Lợi ích khi sử dụng cổng dịch vụ công trực tuyến 

Khi xã hội ngày càng phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc, quản lý các thủ tục hành chính đang là xu thế tất yếu. Với Cổng dịch vụ công quốc gia đã và đang tạo ra một phương thức giao dịch điện tử hiện đại, minh bạch và rất nhiều lợi ích cho cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan. 

2.1 Lợi ích đối với người dân 

Nguời dân được tiếp cận và sử dụng cổng dịch vụ công quốc gia để giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của công dân dễ dàng và thuận tiện trên không gian mạng. Theo đó người dân có thể làm thủ tục ở bất kỳ đâu mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan chức năng. 

Tuy nhiên để sử dụng cổng dịch vụ người dân cần có tài khoản đăng nhập được cấp bởi Cổng DVC quốc gia. Trong trường hợp bạn chưa có tài khoản có thể tham khảo hướng dẫn đăng ký tài khoản chi tiết. 

Những lợi ích đối với cá nhân khi sử dụng Cổng DVC quốc gia bao gồm: 

  1. Thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện 24/24 giờ trong ngày. 
  1. Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch, đơn giản thủ tục giấy tờ; 
  1. Tránh/ hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, quan liêu từ một bộ phận cán bộ quan liêu, hách dịch. 
  1. Theo dõi được tình trạng hồ sơ trên website trực tuyến; qua tin nhắn điện thoại; địa chỉ email. 
  1. Đảm bảo tính công khai, minh bạch hồ sơ, thủ tục. 

2.2 Lợi ích đối với doanh nghiệp 

Những lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ bao gồm: 

  1. Thực hiện quản lý hồ sơ, các vấn đề có liên quan đến người lao động dễ dàng, thuận tiên hơn. 
  2. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian đi lại, xử lý hồ sơ trong quá trình làm việc với cơ quan chức năng. 
  3. Đơn giản hóa thủ tục hành chính. 
  4. Tránh hoặc hạn chế tình trạng quan liêu, nhận hối lộ từ một bộ phân cán bộ thoái hóa, biến chất. 
  5. Có thể thực hiện được các giao dịch điện tử ở mọi lúc mọi nơi, dễ dàng và thuận tiện. 

3. Các mức độ của dịch vụ công trực tuyến 

Dịch vụ công online (trực tuyến) được chia làm 4 mức độ, mỗi mức độ bao gồm các dịch vụ cung cấp khác nhau có sự mở rộng và nâng cấp cao hơn. 

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.  

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là DVC ở mức độ 1 tuy nhiên ở cấp độ 2 lại cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. 

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là DVC ở mức độ 2 tuy nhiên cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng.  

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là DVC ở mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng. 

Lưu ý: 

  • Với DVC trực tuyến mức độ 1 và 2 thì người dân, đến trực tiếp cơ quan Nhà nước lần 01 để nộp hồ sơ, lần 02 để nhận kết quả. 
  • Với dịch vụ công mức độ 3: Khai báo và nộp hồ sơ qua mạng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu; chỉ đến 01 lần duy nhất để nhận kết quả và thanh toán lệ phí (nếu có). 
  • Với dịch vụ công mức độ 4:  Nộp hồ sơ qua mạng (tương tự như dịch vụ công mức độ 3), thanh toán lệ phí (nếu có) trực tuyến đặc biệt là trả kết quả tại nhà theo đăng ký mà không phải đến cơ quan Nhà nước để lấy. 

Khi thực hiện dịch vụ công online mức độ 3,4 thì người dân, tổ chức doanh nghiệp buộc phải: 

  1. Đăng ký số điện thoại di động  
  2. Đăng ký địa chỉ thư điện tử (email)  
  3. Cung cấp, khai báo đầy đủ các thông tin theo yêu cầu (nếu có) nhằm thuận lợi hơn cho việc thụ lý, giải quyết hồ sơ tránh tình trạng phải bổ sung thông tin, kéo dài thêm thời gian giải quyết… 

 4. Một số dịch vụ công trực tuyến thường gặp tại https://dichvucong.phutho.gov.vn/

1. Nộp hồ sơ trực tuyến

a) Người sử dụng có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến truy cập vào Cổng Dịch vụ công để đăng ký tài khoản lần đầu hoặc đăng nhập tài khoản hợp lệ để tìm hiểu thông tin hướng dẫn và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

b) Nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4: Mẫu đơn, tờ khai điền theo mẫu, giấy tờ kèm theo, được chụp hoặc scan từ bản chính (không phải chứng thực) gửi đính kèm với dịch vụ công đã chọn.

c) Quản lý, sử dụng tài khoản

Tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản sử dụng Cổng Dịch vụ công có trách nhiệm bảo mật thông tin về tài khoản của mình và các thông tin của hệ thống.

2. Tiếp nhận hồ sơ trực tuyến

a) Cán bộ TN&TKQ của cơ quan cung cấp dịch vụ có trách nhiệm kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của người sử dụng trong thời gian tối đa không quá 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người sử dụng nộp hồ sơ trực tuyến thành công.

Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến ngoài giờ làm việc thì thời điểm để bắt đầu tính thời gian tiếp nhận hồ sơ theo quy định được tính từ giờ làm việc kế tiếp.

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Cán bộ TN&TKQ của cơ quan cung cấp dịch vụ phải tiếp nhận hồ sơ; cấp mã hồ sơ thủ tục hành chính và xử lý hồ sơ theo quy trình tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ.

c) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ về nội dung, thành phần hồ sơ; chưa nộp phí, lệ phí (trường hợp yêu cầu nộp trước) theo quy định thì cán bộ TN&TKQ gửi thông báo điện tử qua thư điện tử, qua điện thoại cho người sử dụng hoàn thiện hồ sơ, nộp phí, lệ phí theo quy định; đồng thời có hướng dẫn đầy đủ, cụ thể 01 lần (qua điện thoại) để người sử dụng bổ sung hồ sơ theo yêu cầu.

3. Thụ lý, giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

a) Các cán bộ của cơ quan cung cấp dịch vụ trong quy trình giải quyết dịch vụ công trực tuyến thực hiện xử lý, giải quyết hồ sơ trực tuyến đã được tiếp nhận đảm bảo đúng theo các bước trong quy trình đã được xây dựng và chuẩn hóa đối với từng dịch vụ công trực tuyến và các quy định khác có liên quan.

b) Thời điểm bắt đầu giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến được tính từ thời điểm hồ sơ nộp trực tuyến của người sử dụng được tiếp nhận. Thời hạn giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến không vượt quá thời gian quy định của thủ tục hành chính tương ứng đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Trên đây là nội dung chia sẻ của chúng tôi về những thông tin liên quan đến Dịch vụ công trực tuyến Phú Thọ. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ vướng mắc phát sinh, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo