Dịch thuật công chứng tiếng Trung Quốc là nhu cầu lớn của nhiều người hiện nay. Quốc gia này là một trong những đất nước có dân số đông nhất thế giới, tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi không chỉ trong giao tiếp hàng ngày mà còn được sử dụng trong việc hợp tác kinh doanh với Việt Nam chúng ta. Hiện nay, tiếng Trung đã trở thành ngôn ngữ phổ biến trên Thế Giới. Song song với quá trình hội nhập và hợp tác, nhu cầu dịch thuật công chứng tiếng Trung ngày càng trở nên cần thiết. Tiếng Trung được xếp vào ngôn ngữ khó nhất trên thế giới với lối viết tượng hình và khá phức tạp, đa nghĩa. Vì vậy, bài viết dưới đây bạn đọc sẽ được hiểu rõ hơn về khái niệm Dịch thuật công chứng Tiếng Trung là gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Các Vấn Đề Về Dịch Thuật Công Chứng Tiếng Trung Là Gì?
1. Dịch thuật công chứng là gì?
Một điểm lưu ý là Đối với tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao trước khi tiến hành dịch thuật và công chứng tư pháp (ngoại trừ trường hợp văn bản, tài liệu của một số quốc gia được miễn hợp thức hóa theo Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định lãnh sự giữa Việt nam và quốc gia đó). (Xem thêm về hợp pháp hóa lãnh sự tại bài viết này)
Sự Khác Nhau Giữa Dấu Của Công Ty Dịch Thuật Và Dấu Của Phòng Công Chứng Tư Pháp.
Đây là câu hỏi nhiều khách hàng băn khoăn và lúng túng nhất. Thông thường khách hàng chỉ muốn dịch thuật công chứng nhà nước (Tư pháp nhà nước) chứ không muốn thông qua các văn phòng công chứng. Vậy điều này có thực sự đúng?
Có 3 hình thức chứng thực bản dịch:
- Chứng thực bản dịch của Công ty dịch thuật (có chức năng dịch thuật)
- Chứng thực bản dịch của Phòng Tư Pháp thuộc UBND cấp Quận, Huyện (công chứng nhà nước)
- Chứng thực bản dịch của công chứng viên – thuộc Văn phòng công chứng tư nhân.
Cả 3 hình thức này đều có giá trị pháp lý, đều được xác thực bởi một cơ quan có tư cách pháp nhân, xác nhận chữ ký của người dịch trong đó người dịch cam đoan dịch đúng nội dung từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Tùy vào mục đích sử dụng cũng như các cơ quan mà Quý khách dự định nộp hồ sơ vào, họ yêu cầu bản dịch phải được chứng thực bởi cơ quan nào để Quý khách chọn lựa hình thức cho phù hợp và tiết kiệm chi phí, thời gian.
Khách hàng lưu ý : Giá trị pháp lý của các bản dịch thuật công chứng dù là nhà nước hay các văn phòng công chứng là như nhau tuy nhiên có một số đại sứ quán (Ví dụ – Hàn Quốc …) thì lại yêu cầu bản dịch thuật công chứng nhà nước. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc nhu cầu sử dụng bản dịch thuật công chứng với từng mục đích nhất định.
2. Bản dịch chỉ có dấu của văn phòng công chứng có giá trị như thế nào?
Đối với những văn bản giấy tờ thông thường hội đủ các yếu tố hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật nhưng khách hàng chỉ muốn lấy dấu của Văn phòng, bản dịch của Văn phòng công chứng trả cho khách hàng là bản dịch có đóng dấu của Văn phòng (không thu tiền dấu) với mẫu lời chứng M1 (gồm lời cam đoan dịch chính xác của người dịch và lời chứng của Văn phòng về người dịch). Đối với những văn bản giấy tờ thiếu tính pháp lý (chưa hội đủ các yếu tố hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật), bản dịch của Văn phòng công chứng trả cho khách hàng là bản dịch có đóng dấu của Văn phòng (không thu tiền dấu) với mẫu lời chứng M2 (gồm lời cam đoan dịch chính xác của người dịch, lời chứng của Văn phòng về người dịch và ghi rõ Văn phòng không chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của văn bản đem dịch và đính kèm của khách hàng để cơ quan tiếp nhận bản dịch biết tự phải có trách nhiệm xem xét hồ sơ của khách hàng nếu thấy cần thiết). Như vậy, nội dung và chất lượng bản dịch của Văn phòng khi đã đến tay khách hàng là hoàn toàn như nhau trong mọi trường hợp (không phụ thuộc vào việc có đóng dấu của Nhà nước, Văn phòng, hay không đóng dấu) nên luôn luôn có giá trị giao dịch về nội dung. Điểm khác biệt chỉ là ở chỗ lời chứng của Văn phòng vào bản dịch tùy theo từng trường hợp phụ thuộc vào văn bản đem dịch và nguyện vọng của khách hàng.
3. Tính đa dạng và phong phú về dịch thuật công chứng tiếng Trung
Trung Quốc là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề kinh tế và chính trị khu vực cũng như trên toàn thế giới. Tiếng Hoa (giản thể) là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc, bên cạnh các ngôn ngữ khác như tiếng Ả-Rập, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga.
4. Các loại ngôn ngữ tiếng Trung cần dịch thuật và công chứng.
Tiếng Trung có đến hơn 10 phương ngữ được sử dụng, trong đó tiếng phổ thông (tiếng Quan thoại chuẩn) là 1 trong 4 ngôn ngữ chính được sử dụng tại Singapore, còn lại tiếng Hoa phồn thể lại được sử dụng tại Hongkong, Đài Loan, Ma Cao…
Nhiều quốc gia sử dụng tiếng Trung như là ngôn ngữ chính nên văn hóa tại mỗi quốc gia là khác nhau. Vì vậy Tiếng Trung được đánh giá là một trong những ngôn ngữ phức tạp và khó dịch nhất.
5. Làm sao để bản dịch thuật công chứng tiếng Trung Quốc thật chuẩn xác?
Để có một bản dịch tiếng Trung Quốc chuẩn xác với bản gốc đòi hỏi người biên dịch, dịch thuật cần nắm chắc các phương ngữ của tiếng Trung và phải am hiểu văn hóa Trung Hoa, văn hóa của từng quốc gia sử dụng tiếng Trung, đặc biệt là am hiểu chuyên ngành cần dịch thuật.
Dịch thuật tiếng Trung chuẩn xác còn cần người biên dịch phải có khả năng ngôn ngữ thật tốt, vốn từ vựng phong phú. Khi bắt đầu dịch, phải đọc kỹ tài liệu, nắm vững từ vựng để nhanh chóng hiểu đúng nội dung.
Tiếng Trung có nhiều từ đồng âm, đồng nghĩa nên cần dựa vào ngữ cảnh để chuyên ngữ sao cho chính xác nhất, phù hợp văn phong, văn hoá bản địa.
Trên đây là một vài thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc về khái niệm Dịch thuật công chứng tiếng Trung là gì? Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang đến những nội dung hữu ích đến với bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nội dung bài viết:
Bình luận