Từ rất sớm trong lịch sử, các nhà tư tưởng phương Tây cổ đại đã bàn đến mối liên quan giữa các đặc trưng và điều kiện địa lý với chính sách và hành vi chính trị của các nhà nước. Tuy nhiên, phải đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khái niệm và nội hàm thuật ngữ “địa chính trị” (Geopolitics) mới lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà khoa học chính trị người Thụy Điển John Rudolf Kjellén vào năm 1899 trong tác phẩm “Nhà nước như một cơ thể sống” (The State as a Living Form). Bài viết dưới đây của ACC về Địa chính trị là gì và những điều cần biết - Công ty Luật ACC hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Địa chính trị là gì và những điều cần biết - Công ty Luật ACC
1. Khái niệm địa chính trị
Địa chính trị trong tiếng Anh là Geopolitics.
Địa chính trị là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lí tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể, địa chính trị xem xét các yếu tố như vị trí địa lí, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số hay địa hình tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế.
Khái niệm "địa chính trị" lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà khoa học chính trị người Thụy Điển Rudolf Kjellen vào năm 1899. Kjellen cho rằng các đặc điểm về kinh tế, chính trị và quân sự của một quốc gia bắt nguồn từ các yếu tố địa lí và môi trường của quốc gia đó. Các yếu tố địa lí này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội và chính trị, đồng thời góp phần định hình bản sắc và lịch sử của mỗi quốc gia.
2. Tầm quan trọng của địa chính trị
Các nhà nghiên cứu địa chính trị cũng cho rằng vị trí địa lí có mối liên hệ với sức mạnh và sự phát triển của mỗi quốc gia. Những quốc gia nằm ở những khu vực có khí hậu ôn hòa thường có sức mạnh kinh tế và quân sự lớn hơn các quốc gia khác nhờ lợi thế nông nghiệp và khai thác tài nguyên.
Trong khi đó, các quốc gia ở gần xích đạo hay có khí hậu giá lạnh thường có nền kinh tế kém phát triển hơn và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Tương tự điều kiện khí hậu cũng có thể tác động tới an ninh của một quốc gia. Việc quân đội Pháp thời Napoleon hay quân đội Đức thời Hitler bị thời tiết băng giá cản bước khi tìm cách xâm lược nước Nga là những ví dụ tiêu biểu.
Các đặc điểm địa hình, như sa mạc, rừng rậm hay núi non hiểm trở, cũng là những yếu tố tác động quan trọng tới chiến thuật quân sự, có thể góp phần mang lại thành công hay thất bại cho một đội quân trong các cuộc chiến tranh.
Như vậy có thể nói, yếu tố địa chính trị đóng vai trò quan trọng đối với chính sách đối ngoại mỗi quốc gia. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng địa lí chỉ là một trong rất nhiều yếu tố tác động tới lựa chọn chính sách của mỗi quốc gia nói riêng cũng như quan hệ quốc tế nói chung. Thực tế, trong thời kỳ toàn cầu hóa ngày nay, vai trò của yếu tố địa chính trị dần bị suy giảm khi những đường biên giới quốc gia trở nên bị lu mờ.
Dòng chảy thương mại, đầu tư, vốn, công nghệ hay nhân lực ngày càng trở nên tự do và thay thế dần các đường biên giới chính trị và địa lí cố định trong việc tạo ra nền tảng và khuôn khổ cho cho các mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa các quốc gia.
Mặt khác, với sự trỗi dậy của các nền kinh tế Đông Á trong những thập niên vừa qua, nhiều người cho rằng đã tới lúc cần thay thế khái niệm địa chính trị bằng địa kinh tế (Geoeconomics).
Theo đó, những quốc gia có nền kinh tế phát triển và chính sách thương mại rộng mở trở nên quan trọng hơn so với các quốc gia có lực lượng quân đội lớn mạnh. Lợi ích kinh tế dần thay thế các tính toán về chiến lược, chính trị hay quân sự để trở thành yếu tố chính chi phối chính sách đối ngoại của các quốc gia.
3. Mối quan hệ giữa địa chính trị và địa kinh tế
Một là, địa kinh tế và địa chính trị có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa địa kinh tế và địa chính trị gắn bó tới mức như Scholvin và Wigell đã chỉ ra là nhiều học giả thường không làm rõ ranh giới giữa hai phạm trù này. Cách hiểu phổ biến nhất được nhiều học giả đề cập, đó là địa kinh tế nằm trong phạm trù địa chính trị rộng lớn, theo đó địa kinh tế là việc sử dụng các công cụ kinh tế để thúc đẩy các mục tiêu địa chính trị. Ở khía cạnh này, có thể dẫn ra hàng loạt các ví dụ trong thực tiễn quan hệ quốc tế để chứng minh. Kế hoạch Marshall của Mỹ ở châu Âu sau thế chiến II bề ngoài là một dự án địa kinh tế nhưng có mục tiêu địa chính trị rõ ràng.
Hai là, nhân tố địa kinh tế ngày càng gia tăng sức nặng và tầm quan trọng trong chính trị quốc tế. Một thực tiễn chính trị quốc tế khó có thể phủ nhận là sức mạnh kinh tế là yếu tố then chốt quyết định sức mạnh tổng hợp và vị thế địa chính trị của quốc gia, khu vực trong quan hệ quốc tế cũng như trong định hình trật tự quốc tế, khu vực. Nói cách khác, những biến đổi về tương quan sức mạnh kinh tế sẽ dẫn tới phân bổ lại sức mạnh trong hệ thống quốc tế và do đó dẫn tới những đảo lộn và dịch chuyển địa chính trị.
Ba là, biến động và đảo lộn địa chính trị sẽ tác động đến địa kinh tế. Tác động của biến động địa chính trị đối với chuyển biến địa kinh tế thể hiện ở chỗ nó có thể làm gia tăng hay suy giảm lợi thế và sức mạnh của các công cụ kinh tế của một quốc gia hay khu vực trong quan hệ quốc tế. Sự sụp đổ của Liên Xô đã dẫn tới những hệ quả to lớn về địa kinh tế đối với nước Nga trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Việc Trung Quốc bắt tay với Mỹ và phương Tây, bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản trong những năm 1970 là một nhân tố then chốt cho tiến trình cải cách mở cửa thành công của Trung Quốc và dẫn tới những đảo lộn địa kinh tế đối với Trung Quốc và toàn khu vực.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Địa chính trị là gì và những điều cần biết - Công ty Luật ACC. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Địa chính trị là gì và những điều cần biết - Công ty Luật ACC, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn và hỗ trợ pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ ACC. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận