Đi nghĩa vụ công an có được vào biên chế không? [2024]

Phần lớn những người đã vượt qua thi tuyển vào biên chế nhà nước sẽ làm việc, cống hiến cho đến khi nghỉ hưu. Vậy Đi nghĩa vụ công an có được vào biên chế không? [2023] Sau đây ACC sẽ cùng các quý đọc giả tìm hiểu về vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn tham khảo.
Công dân nữ tham gia công an nghĩa vụ cần điều kiện gì?
Đi nghĩa vụ công an có được vào biên chế không? [2023]

1. Biên chế là gì?

Biên chế là chỉ những vị trí làm việc lâu dài trong các cơ quan nhà nước được Quốc hội, Chính Phủ và Hội đồng nhân dân các cấp phê duyệt, quyết định thông qua thi tuyển và được quy hoạch trong bộ máy công chức, viên chức, hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước.

Những người thuộc biên chế cơ quan nhà nước sẽ làm việc ở các cơ quan hành chính (Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan Đảng, các đơn vị sự nghiệp công lập…

Biên chế là mong muốn của rất nhiều người bởi chế độ đãi ngộ, lương thưởng ổn định, thời gian làm việc lâu dài và đảm bảo thời hạn làm việc.

Phần lớn những người đã vượt qua thi tuyển vào biên chế nhà nước sẽ làm việc, cống hiến cho đến khi nghỉ hưu. Tuy nhiên hiện nay, nhà nước đang dần tiến tới tinh giảm biên chế và như vậy số lượng người lao động trong cơ quan nhà nước thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng.

2. Bao nhiêu tuổi thì tham gia nghĩa vụ công an?

Theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ như sau: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định chi tiết về đối tượng tuyển chọn và thời gian phục vụ trong lực lượng công an nhân dân như sau:

– Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

– Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể độ tuổi tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng đơn vị sử dụng và quy định ngành nghề cần thiết để tuyển chọn công dân nữ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với nhu cầu sử dụng trong từng thời kỳ.

– Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân năm 2018.
– Thời gian thực hiện nghĩa vụ được tính từ ngày giao nhận công dân; trong trường hợp không giao nhận tập trung thì tính từ ngày đơn vị Công an nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù không được tính vào thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

3. Mức lương của các chiến sĩ công an khi đi nghĩa vụ là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định chi tiết về chế độ, chính sách cho các chiến sĩ công an khi đi nghĩa vụ như sau:

– Trong thời gian thực hiện khám sức khỏe theo lệnh gọi của Trưởng Công an cấp huyện, công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với công dân trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

– Trong thời gian phục vụ tại ngũ và khi xuất ngũ hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Theo quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân có đề cập:

– Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:

  • Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hoá, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
  • Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;

Và theo quy định tại Thông tư 79/2019/TT-BQP quy định rằng: Đối với chiến sỹ được hưởng các phụ cấp về chế độ phụ cấp, bậc hàm cùng với chính sách chế độ khác như mức về phụ cấp bậc hàm tương ứng tại bảng 4 Phụ lục 1 Thông tư 79/2019/TT-BQP như sau:

  • Thượng sỹ: 0,7
  • Trung sỹ: 0,6
  • Hạ sỹ: 0,5
  • Binh nhất: 0,45
  • Binh nhì: 0,4

Công thức tính lương:

Mức phụ cấp quân hàm thực hiện từ ngày 01/7/2019 = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp quân hàm hiện hưởng

4. Đi nghĩa vụ công an có được vào biên chế không?

Đi nghĩa vụ công an có được vào biên chế không? Câu trả lời cho câu hỏi đi nghĩa vụ công an có được vào biên chế không như sau: Đi nghĩa vụ quân sự bạn không thể nào vào được biên chế nhà nước được. Chính vì thế nếu bạn muốn vào biên chế nhà nước ngành công an; bạn phải thực hiện một trong hai cách sau:

  • Thứ nhất: Thi vào các trường đạo tạo công an ở bậc đại học: Sau khi đào tạo tại các cơ sở này và ra trường bạn sẽ ở cấp bậc thiếu uý hoặc trung uý trong ngành công an; từ đó bạn sẽ được vào biên chế nhà nước ngành công an.
  • Thứ hai: Sau khi bạn hoàn thành xong chương trình nghĩa vụ công an nếu đủ điều kiện làm đơn xin chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp.

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định về việc chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp như sau:

  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thời gian phục vụ tại ngũ từ 15 tháng đến dưới 24 tháng (tính đến thời điểm dự thi), kết quả phân loại hằng năm đạt hoàn thành nhiệm vụ trở lên, bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp trong Công an nhân dân thì được xét, dự tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân theo quy định về tuyển sinh Công an nhân dân, tốt nghiệp ra trường được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, hết thời hạn phục vụ tại ngũ có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu sử dụng của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp. Tiêu chuẩn và tỷ lệ chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định của Bộ Công an. Việc xét tuyển phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và công bằng với mọi đối tượng.
Trên đây là bài viết về Đi nghĩa vụ công an có được vào biên chế không? [2023] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo