Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất kiến nghị một số giải pháp về bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm toàn cầu. Nước ta cũng vậy và đang ở mức báo động. Các cơ quan, tổ chức đã và đang nỗ lực thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng hơn. Với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng, cũng như sự gia tăng dân số, áp lực đối với môi trường Việt Nam ngày càng lớn.
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất kiến nghị một số giải pháp về bảo vệ môi trường
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất kiến nghị một số giải pháp về bảo vệ môi trường
Với lợi thế về lao động và tài nguyên thiên nhiên, trong những năm qua, kinh tế - xã hội trên cả nước phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, phát triển cũng kéo theo những thách thức về môi trường như vấn đề chất thải rắn, ô nhiễm nước, đất và không khí.

Đánh giá hiện trạng môi trường

Việt Nam có tổng cộng hơn 183 khu công nghiệp trên cả nước. Hơn 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ở các đô thị, chỉ 60-70% chất thải rắn được thu gom. Hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Hầu hết nước thải đều nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa chất nhuộm… chưa được xử lý và thải trực tiếp ra sông, hồ tự nhiên. Khí chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường. Việt Nam được coi là quốc gia có nhiều xe máy nhất thế giới. Do đó, hàng ngày chúng ta thải ra một lượng khí thải rất lớn. Một số thống kê mà chúng tôi tổng hợp lại để các bạn thấy được tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:

  • Nhà máy chế biến than chì tại Yên Bái hoạt động trở lại. Chất thải ra môi trường chưa được xử lý theo tiêu chuẩn dẫn đến nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu bị ô nhiễm đến mức không sử dụng được.
  • Nhà máy Masan tại Bình Dương sản xuất thực phẩm các loại như nước tương, nước mắm, mì gói... trong khu vực gây ô nhiễm mùi nặng kéo dài nhiều năm.
  • Nhà máy xử lý chất thải rắn Đăk Ha ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cộng đồng.

Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong thời gian tới

Thứ nhất, thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Chỉ thị số 25/CT-TT ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Thứ hai, ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; tăng dần tỷ trọng chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường, cụ thể là tăng tỷ trọng chi cho hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải tập trung.

Thứ ba, nâng cao năng lực quan trắc môi trường, giám sát chặt chẽ các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao từ các KCN, CCN, cơ sở sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; khi phát hiện DN có thông số vượt quy chuẩn môi trường, đôn đốc ngay các doanh nghiệp kiểm tra công trình xử lý chất thải, quy trình hoạt động sản xuất để xác định nguyên nhân, khắc phục kịp thời, không xảy ra sự cố môi trường.

Thứ tư, đối với các làng nghề, cần công bố danh sách các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển; kế hoạch chuyển đổi ngành nghề hoặc di dời ra khỏi khu dân cư đối với cơ sở sản xuất không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Thống kê lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn (CTR) thông thường, CTR nguy hại phát sinh từ các cơ sở trong làng nghề; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn.

Thứ năm, tăng cường công tác phối hợp giữa Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và một số tỉnh lân cận trong công tác BVMT và công tác phát hiện, xử lý kịp thời các vụ việc gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành trạm xử lý nước thải tập trung trong KCN, CCN đảm bảo theo quy định; lựa chọn, thu hút đầu tư các dự án thân thiện với môi trường; khuyến khích các dự án sản xuất sạch hơn.

Thứ sáu, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về BVMT, từ đó tự giác chấp hành nghiêm chỉnh về giữ gìn vệ sinh môi trường và an toàn trong sản xuất…Vận động xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức BVMT, giữ gìn vệ sinh trong nhân dân, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, hài hòa, thân thiện với môi trường.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (942 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo