Đấu thầu cạnh tranh lãi suất là gì? [cập nhật 2024]

Đấu thầu cạnh tranh được hiểu là các nhà thầu thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia đấu thầu, tất cả các nhà thầu có khả năng về kĩ thuật và tài chính và mong muốn đều có quyền tham gia đấu thầu, không phân biệt là nhà thầu trong nước hay nhà thầu quốc tế. Số lượng các nhà thầu tham gia đấu thầu càng lớn thì bên mời thầu càng có nhiều cơ hội để lựa chọn nhà thầu tốt nhất. Đấu thầu lãi suất là việc xét thầu trên cơ sở lãi suất dự thầu, khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng và khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán. Vậy Đấu thầu cạnh tranh lãi suất là gì?

Đấu thầu cạnh tranh lãi suất là gì? [cập nhật 2023]

Thực trạng đấu thầu cạnh tranh

Trên thực tế, đấu thầu cạnh tranh không phải lúc nào cũng thực hiện được vì một số nguyên nhân khách quan không xuất phát từ góc độ bên mời thầu.

Thứ nhất, trong các mô hình tổ chức của doanh nghiệp hiện nay thì công ty cổ phần là mô hình tổ chức phổ biến nhất. Các nhà thầu có thể là cổ đông của nhau, hoặc cùng có một số lượng cổ đông chung là những cổ đông chiến lược. Khi các nhà thầu này cùng tham gia trong một cuộc đấu thầu thì tính cạnh tranh có thể bị ảnh hưởng.

Với các nhà thầu này, ai trong số họ trúng thầu cũng đều mang lại lợi ích cho nhà thầu khác, Các nhà thầu không những không cạnh tranh với nhau mà ngược lại họ có thể liên kết với nhau và gây ảnh hưởng không tốt cho bên mời thầu.

Thứ hai, các nhà tài trợ vốn ODA song phương trên thế giới thường đưa ra những ràng buộc đối với các nước vay vốn, đó là phải sử dụng dịch vụ, hàng hóa của nước cho vay. Để thực hiện ràng buộc này, nhà tài trợ thường đưa ra yêu cầu là chỉ chấp thuận một số nhà thầu thuộc nước cho vay và nước đi vay có thể tham gia đấu thầu, các nhà thầu đến từ các quốc gia khác không được phép tham gia dù có đủ năng lực và mong muốn.

Rõ ràng là vẫn có sự cạnh tranh vì số lượng nhà thầu tham gia không ít, song với sự chênh lệch về trình độ công nghệ giữa nhà thầu của nước vay vốn và nước cho vay vốn thì trong phần lớn các cuộc đấu thầu, bên trúng thầu vẫn là nhà thầu của nước cho vay. Điều này phản ánh rất rõ tính chất ràng buộc về kinh tế của nguồn vốn ODA song phương.

Thứ ba, ở một số quốc gia với đặc điểm là khu vực kinh tế nhà nước còn chiếm một tỉ trọng rất lớn trong nền kinh tế, và khu vực tư nhân còn chậm phát triển thì việc hạn chế các doanh nghiệp nhà nước tham gia vào đấu thầu là điều rất khó.

Các doanh nghiệp tư nhân ở những quốc gia này chưa đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đấu thầu của chính phủ. Điều này dẫn đến tình trạng các nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước không cần phải cạnh tranh trong đấu thầu mà vẫn có được việc làm nên không có động lực để phát triển, và hậu quả là sản phẩm của đấu thầu khó đạt được chất lượng cao.

Đấu thầu lãi suất

Định nghĩa

Đấu thầu lãi suất là việc xét thầu trên cơ sở lãi suất dự thầu, khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng và khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán.

Thuật ngữ liên quan

Đấu thầu khối lượng là việc xét thầu trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng, khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán và lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo.

Đặc trưng đấu thầu lãi suất

- Lãi suất đấu thầu: tổ chức tín dụng dự thầu đưa ra

- Khối lượng giấy tờ có giá cần mua/bán: Ngân hàng Nhà nước quyết định thông báo hoặc không thông báo trước mỗi phiên đấu thầu.

- Nội dung dự thầu: lãi suất (tối đa 5 mức/đơn, đơn vị %/năm, làm tròn hai chữ số sau dấu phẩy) và khối lượng giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng muốn mua/bán tại lãi suất dự thầu.

- Xét thầu

+ Ngân hàng Nhà nước chào mua: ưu tiên lãi suất từ cao xuống thấp, lãi suất trúng thầu là lãi suất dự thầu thấp nhất (trong phạm vi lãi suất chỉ đạo của Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở) mà tại mức lãi suất đó đạt khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua.

+ Ngân hàng Nhà nước chào bán: ưu tiên lãi suất từ thấp đến cao, lãi suất trúng thầu là lãi suất dự thầu cao nhất (trong phạm vi lãi suất chỉ đạo của Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở) mà tại mức lãi suất đó đạt khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần bán.

Nếu tại mức lãi suất trúng thầu, tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng vượt qua khối lượng giấy tờ có giá mà Ngân hàng Nhà nước cần mua/bán: phân bổ theo tỉ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng tại mức lãi suất trúng thầu.

Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo áp dụng một trong hai phương thức xét thầu:

Lãi suất thống nhất: Toàn bộ khối lượng trúng thầu được tính thống nhất theo mức lãi suất trúng thầu.

Lãi suất riêng lẻ: Từng mức khối lượng trúng thầu được tính tương ứng với từng mức lãi suất dự thầu được xét là lãi suất trúng thầu.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo