Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ được quy định cụ thể tại Nghị định số 26/2020/NĐ-CP của Chính Phủ. Việc sao chụp, giao nhận, mang tài liệu bí mật nhà nước có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong thực tiễn nên đã được quy định khá cụ thể trong các văn bản pháp luật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Mẫu dấu dùng cho bản sao tài liệu bí mật nhà nước.
Mẫu dấu dùng cho bản sao tài liệu bí mật nhà nước
1. Bản sao là gì? Bản photo có phải bản sao?
Theo cách giải thích từ ngữ tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Định nghĩa này không yêu cầu bản sao phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, khi đọc định nghĩa này, hầu hết mọi người vẫn rất mơ hồ, không biết bản photo có phải bản sao hay không?
Để hiểu rõ hơn, cùng tìm hiểu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao tại Điều 6 Nghị định này:
- Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
- Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.
Theo như quy định này thì bản sao được chia thành 03 loại: Bản sao, bản sao chứng thực và bản sao được cấp từ sổ gốc.
Như vậy, bản photo từ bản chính (chưa chứng thực) cũng được coi là bản sao (ngoài bản chụp bằng điện thoại, máy ảnh; bản đánh máy…).
Hiện nay, nhiều người vẫn đang hiểu bản sao là bản photo đã được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc. Quan điểm này là chưa đúng nhưng lại là quan điểm “bất thành văn” trong nhiều cơ quan, đơn vị.
2. Mẫu dấu dùng cho bản sao tài liệu bí mật nhà nước
Theo Mẫu số 08 và Mẫu số 09 Biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BCA quy định về mẫu dấu dùng cho bản sao tài liệu bí mật nhà nước như sau:
MẪU SỐ 08
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)
Mẫu dấu “BẢN SỐ” hình chữ nhật, kích thước 30mm x 8mm, có 01 đường viền xung quanh, bên trong đường viền là hàng chữ “BẢN SỐ”, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ times new roman, đứng, đậm. Mẫu dấu “BẢN SỐ” được sử dụng để quản lý số lượng tài liệu bí mật nhà nước phát hành đến các cơ quan, tổ chức; mẫu dấu “BẢN SỐ” được đóng trên trang đầu của tài liệu, ở phía trên bên trái. Ví dụ: Bản số 1 được gửi cho Bộ Ngoại giao sẽ ghi như sau “BẢN SỐ: 01”.
MẪU SỐ 09
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)
Mẫu dấu “BẢN SAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC”: Hình chữ nhật, kích thước 60mm x 40mm, phía trên là hàng chữ “TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC”, trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; dưới hàng chữ tên cơ quan, tổ chức là các hàng chữ “Sao y bản chính/Sao lục”, “ngày, tháng, năm”, “số lượng”, “nơi nhận”, “Thẩm quyền sao”, trình bày bằng chữ thường, cỡ chữ 13. Kiểu chữ của các hàng chữ trong dấu “BẢN SAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC” là kiểu chữ times new roman.
Mẫu dấu “BẢN SAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC” được sử dụng khi thực hiện “Sao y bản chính” hoặc “Sao lục”. Nếu là bản sao y bản chính thì ghi rõ là sao y, bản sao lục thi ghi rõ là sao lục. Tại dòng “Thẩm quyền sao” ghi rõ chức vụ của người cho phép sao; khoảng trống bên dưới dòng “Thẩm quyền sao” là chữ ký của người có thẩm quyền, con dấu của cơ quan, tổ chức (nếu có), họ tên của người có thẩm quyền cho phép sao.
Dấu “BẢN SAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC” được đóng ở phía dưới cùng tại trang cuối của bản sao tài liệu bí mật nhà nước.
Theo đó đối với mẫu dấu “BẢN SỐ” thì dấu phải là hình chữ nhật, kích thước 30mm x 8mm, có 01 đường viền xung quanh, bên trong đường viền là hàng chữ “BẢN SỐ”, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ times new roman, đứng, đậm.
Mẫu dấu “BẢN SỐ” được sử dụng để quản lý số lượng tài liệu bí mật nhà nước phát hành đến các cơ quan, tổ chức; mẫu dấu “BẢN SỐ” được đóng trên trang đầu của tài liệu, ở phía trên bên trái. Ví dụ: Bản số 1 được gửi cho Bộ Ngoại giao sẽ ghi như sau “BẢN SỐ: 01”.
Đối với mẫu dấu “BẢN SAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC” thì mẫu dấu là hình chữ nhật, kích thước 60mm x 40mm, phía trên là hàng chữ “TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC”, trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; dưới hàng chữ tên cơ quan, tổ chức là các hàng chữ “Sao y bản chính/Sao lục”, “ngày, tháng, năm”, “số lượng”, “nơi nhận”, “Thẩm quyền sao”, trình bày bằng chữ thường, cỡ chữ 13. Kiểu chữ của các hàng chữ trong dấu “BẢN SAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC” là kiểu chữ times new roman.
3. Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 104/2021/TT-BCA của Bộ Công an có nội dung như sau:
Chủ thể là người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ tuyệt mật bao gồm:
– Bộ trưởng Bộ Công an là người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ tuyệt mật.
– Cục trưởng, Tư lệnh và chức vụ tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ là người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ tuyệt mật.
– Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ tuyệt mật
– Cấp phó của những người được quy định cụ thể bên trên.
Chủ thể là người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ tối mật bao gồm:
– Bộ trưởng Bộ Công an là người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ tối mật.
– Cục trưởng, Tư lệnh và chức vụ tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ là người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ tối mật.
– Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ tối mật.
– Chủ thể là người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an là người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ tối mật.
– Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng và chức vụ tương đương là người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ tối mật.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Mẫu dấu dùng cho bản sao tài liệu bí mật nhà nước. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận