1.Đất trồng cây lâu năm, cây lâu năm:
Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 10 luật đất đai 2013 thì đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, đất trồng cây lâu năm là đất được sử dụng vào mục đích trồng cây một lần nhưng có thể canh tác và cho quả nhiều lần. năm. Cây trồng trên đất lâu năm bao gồm:
- Cây công nghiệp lâu năm gồm các loại cây như cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa...;
- Cây ăn quả lâu năm gồm các loại cây như: bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài...;
- Cây thuốc lâu năm gồm các loại cây như hồi, quế, đậu ván, long não, đẳng sâm...;
- Cây lâu năm khác là cây lâu năm cho gỗ, bóng mát và làm cảnh như bách, bạch đàn, xà cừ, keo, bông tai, dâm bụt, lộc vừng,...;
Ghi chú: Đất lâu năm được định nghĩa là loại đất bao gồm trường hợp trồng hỗn giao nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc trồng hỗn hợp cây lâu năm và cây hàng năm.
2. Cây lâu năm có được thế chấp vay vốn ngân hàng không?
Vay ngân hàng bằng hình thức thế chấp quyền sử dụng đất (sổ đỏ/sổ hồng) là hình thức cho vay phổ biến hiện nay. Khi vay theo hình thức này, khách hàng sẽ dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình làm tài sản đảm bảo cho khoản vay và hạn mức vay được ngân hàng phê duyệt. Theo đó, hạn mức cho vay đối với khoản vay bằng hình thức thế chấp quyền sử dụng đất của khách hàng có giá trị tối đa bằng 80% giá trị tài sản thế chấp. Khi vay vốn thế chấp Ngân hàng sẽ giữ lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khách hàng và khách hàng sẽ nhận tiền vay cho đến khi giải chấp thì Ngân hàng sẽ trả lại cho khách hàng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 thì điều kiện để người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm:
- Đất thế chấp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận), trừ trường hợp: thừa kế quy định tại Khoản 1 Mục 168 và khoản 3, mục 186 của Luật đất đai 2013;
- Đất không có tranh chấp;
- Không thu hồi đất để bảo đảm thi hành án;
– Đất còn trong thời hạn sử dụng đất theo quy định tại Điều 126 Luật đất đai 2013. Như vậy, khi đáp ứng đủ các điều kiện trên thì người sử dụng đất nếu có nhu cầu có quyền thế chấp quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm để vay vốn ngân hàng. Theo đó, theo ngân hàng, có thể nhận thế chấp quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm để vay vốn. Tuy nhiên, có một điều mà các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp cần lưu ý khi thế chấp quyền sử dụng đất đó là giá trị của đất trồng cây lâu năm sẽ không bằng giá trị của đất ở. Vì vậy, hiện nay, một số ngân hàng sẽ nhận thế chấp đất trồng cây lâu năm, nhưng một số ngân hàng thì không. Vì vậy, khi thực hiện xong điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất, người sử dụng đất nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng để biết ngân hàng có chấp nhận cho vay với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm.
Bên cạnh đó, để có thể tiến hàng vay thế chấp ngân hàng bằng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm thì người sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể vay vốn mà ngân hàng quy định.
Chẳng hạn như ở Ngân hàng VP Bank- Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng thì điều kiện để có thể đăng ký vay thế chấp ssor đỏ tại ngân hàng bao gồm:
– Khách hàng là cá nhân/ hộ gia đình có quốc tịch Việt Nam, hoặc cá nhân là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam;
– Độ tuổi từ 20 – 60;
– Có thu nhập thường xuyên và ổn định trên 4,5 triệu đồng/tháng;
– Có địa chỉ thường trú, hoặc sinh sống và làm việc thường xuyên tại tỉnh/thành phố có phòng giao dịch/chi nhánh của ngân hàng;
– Không có nợ xấu tại bất kỳ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nào trong 5 năm liên tiếp;
– Tài sản đảm bảo là giấy tờ đất phải có đầy đủ giá trị pháp lý.
Còn tại Ngân hàng MSB- Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam thì điều kiện để có thể vay thế chấp bao gồm:
– Khách hàng trong độ tuổi lao động: từ 20 – 65 tuổi;
– Thu nhập tối thiểu 5 triệu đồng;
– Không có nợ quá hạn trong vòng 01 năm trở lại, không có nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên trong vòng 2 năm trở lại;
– Tài sản đảm bảo là đất phải có giấy tờ đầy đủ giá trị pháp lý.
3. Trình tự, thủ tục vay thế chấp ngân hàng bằng đất trồng cây lâu năm:
Để vay thế chấp ngân hàng bằng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm thì người sử dụng đất cần phải lựa chọn một ngân hàng phù hợp (ngân hàng chấp nhận cho vay bằng việc thế chấp quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm) và thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn thế chấp quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm:

đất trồng cây lâu năm vay ngân hàng được không
Hò sơ mà khách hàng cần chuẩn bị để vay vốn theo hình thức thế chấp quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
– Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Ngân hàng mà khách hàng lựa chọn;
– Giấy tờ chứng minh nhân thân của khách hàng như: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy tờ xác nhận cư trú;
– Giấy tờ pháp lý chứng minh tình trạng hôn nhân của khách hàng:
Nếu khách hàng vay vốn độc thân thì sẽ cung cấp Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân- xác nhận độc thân do Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn nơi khách hàng thường trú cấp;
Nếu khách hàng vay vốn đã kết hôn thì cũng cấp Giấy đăng ký kết hôn do Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn cấp. - Giấy tờ liên quan đến việc bảo lãnh: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất trồng cây lâu năm;
Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng để đảm bảo đủ điều kiện vay.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ để làm hồ sơ vay tín chấp, khách hàng sẽ nộp hồ sơ cho ngân hàng.
Bước 2: Ngân hàng tiếp nhận và xử lý yêu cầu:
Khi khách hàng nộp hồ sơ vay vốn theo hình thức thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm, ngân hàng sẽ tiếp nhận và thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, chuyên viên ngân hàng thông báo và hướng dẫn khách hàng chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ cho đầy đủ và hợp lệ. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nhân viên ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và nhập vào hệ thống ngân hàng.
Sau khi giao dịch viên ngân hàng nhập thông tin khách hàng, khoản vay cùng tài sản thế chấp lên hệ thống ngân hàng thì Ngân hàng sẽ lập Hội đồng thẩm định để thẩm định về thông tin khách hàng. Hội đồng thẩm định sẽ thẩm định về các thông tin sau:
– Thông tin khách hàng, số điện thoại tham chiếu;
– Thẩm định về tài sản mà khách hàng dùng để thế chấp khoản vay ngân hàng;
– Thẩm định về công việc, thu nhập của khách hàng xem có đảm bảo điều kiện vay vốn hay không…
Bước 3: Ngân hàng duyệt hạn mức vay, hỗ trợ khách hàng ký Hợp đồng vay vốn và giải ngân cho khách hàng:
Sau khi tiến hành thẩm định các thông tin của khách hàng, thông tin về khoản vay nếu xét thấy khách hàng không đảm bảo điều kiện được vay vốn thì Ngân hàng sẽ có quyết định không duyệt khoản vay và không giải ngân cho khách hàng. Nếu sau khi thẩm định xét thấy thông tin khách hàn đã bảo đảm có thể thực hiện vay vốn thì ngân hàng sẽ duyệt hạn mức vay cho khách hàng.
Khi được duyệt hạn mức vay, Ngân hàng sẽ mời khách hàng đến trực tiếp ngân hàng để thông báo và hỗ trợ khách hàng ký Hợp đồng vay bằng hình thức thế chấp quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm và thực hiện giải ngân cho khách hàng bằng hạn mức vay đã được duyệt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 14/12/2018 Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Nội dung bài viết:
Bình luận