Đất ở nông thôn mới là gì

 

 1. Đất ở nông thôn là gì?  

Đất ở tại nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn bao gồm đất làm nhà ở, xây dựng các công trình  đời sống, đất vườn, ao, thửa đất tại điểm dân cư nông thôn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng khu dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương. Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp đảm bảo thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn. 

 2. Đặc điểm chủ yếu của đất ở tại nông thôn 

 Đất ở nông thôn sẽ có những đặc điểm cụ thể sau đây: 

 

 - Thứ nhất là đa phần cụm dân cư là hộ gia đình bao gồm nhiều thế hệ và có gắn bó chặt chẽ với nhau bằng yếu tố huyêt thống; 

 

 - Thứ hai, do sử dụng vào mục đích đất ở nên tại đô thị và nông thôn đa phần khu dân cư thường sẽ được tập trung và hình thành ở những nơi có vị trí địa lý thuận tiện cho đời sống, sinh hoạt của con người. Ở nông thôn cũng vậy thường sẽ chỉ tập trung ở các trung tâm vùng, gần sông ngòi, hệ thống giao thông kết nối các tỉnh thành và tạo điều kiện giao thương hàng hóa; 

 

 - Thứ ba, diện tích đất ở nông thôn ngày càng có xu hướng cao do nhu cầu sử dụng cũng như sự gia tăng dân số nhanh chóng và việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệm hoặc chưa được sử dụng đang dần trở nên cần thiết quan trọng hơn. Và nếu có nhu cầu mở rộng trên đất nông nghiệp thì sẽ có các phương án thu hồi đất và giá đền bù đất phù hợp. 

 3. Các quy định về quản lý và sử dụng đất ở tại nông thôn 

 Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành: 

 

 - Căn cứ Luật đất đai năm 2013; 

 

 - Căn cứ văn bản hợp nhất Luật Đất đai số 21/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 - gọi tắt Luật Đất đai; 

 

 - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; 

 - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; 

 

 - Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sưng một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; 

 

 - Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; 

 

 - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 về hồ sơ địa chính, Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 về quản lý đất trồng lúa; 

 

 - Thông tư 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 Quy định kỹ thuật việc lập, điều chinh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 

  Cụ thể các quy định về sử dụng đất ở nông thôn được quy định tại Điều 143 Luật đất đai như sau: 

 

 Điều 143 Luật Đất đai quy định đất ở nông thôn: 

 

  1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao ừong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.  2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất  cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa  đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán của địa phương.  
  2. Việc phân bổ đất ở  nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận lợi cho sản xuất, dân sinh, môi trường và  hướng tới hiện đại hóa nông thôn.  
  3. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho  người dân nông thôn có nhà ở trên cơ sở sử dụng đất trong  khu dân cư có sẵn, hạn chế  mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

  

 4. Hạn mức đất ở tại nông thôn 

 Hạn mức đất ở tại nông thôn  là diện tích đất mà  cá nhân, hộ gia đình được ủy quyền sử dụng đến hạn mức được Nhà nước giao hoặc chuyển nhượng hợp pháp cho đối tượng khác do cải tạo. Hạn mức đất ở tại nông thôn được ban hành nhằm mục đích  không hạn chế diện tích đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền  giao cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng. Và hạn mức đất ở tại nông thôn cũng là căn cứ pháp lý để mục đích xét duyệt hạn mức đất ở tại nông thôn nhằm hạn chế diện tích được giao đất đối với cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng đất  hình thành từ việc được nhà nước giao đất: 

 

 - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh  quy định hạn mức giao đất  cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn trên cơ sở quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và  tập quán của địa phương; 

 

 - Việc bố trí đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp; đồng thời phải đảm bảo  thuận tiện trong quá trình sản xuất, đảm bảo dân sinh, vấn đề vệ sinh môi trường, theo hướng hiện đại hóa nông thôn. 

 5. Thời hạn sử dụng đất tại nông thôn 

 Hiện nay, trong các quy định của pháp luật về đất đai  có thể hiểu: Đất có thời hạn sử dụng là việc xác định  thửa đất mà người sử dụng đất chỉ được quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định, ví dụ: thời hạn thời hạn sử dụng đất là 20 năm, 30 năm, .... theo  quy định của pháp luật và cả khi được sự ủy quyền của Nhà nước khi  thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 125 Luật đất đai năm 2013 có quy định về đất được sử dụng ổn định lâu dài. Cụ thể hơn: Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây: 

 

 

 - Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng. 

 

 - Đất nông nghiệp do cộng đồng quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai; .... 

 Như vậy, đất ở nông thôn là một trong những loại đất được Nhà nước xác định là đất sử dụng ổn định lâu năm.




Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo