Đạo văn trong nghiên cứu khoa học là gì? Xử lý như thế nào?

Nghiên cứu khoa học có vai trò rất quan trọng. Đây là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm … dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên các bài nghiên cứu khoa học sẽ không tránh khỏi việc đạo văn. Vậy Đạo văn trong nghiên cứu khoa học là gì? Xử lý như thế nào? Sau đây hãy cùng ACC tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Different Business Continuity Plan Drills - Dynamic Quest
Đạo văn trong nghiên cứu khoa học là gì? Xử lý như thế nào?

1. Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học tiếng anh là Scientific research

Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn.

Người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. Do đó, là sinh viên với những kiến thức hạn chế thực hiện nghiên cứu càng phải phát huy khả năng tự học để trau dồi những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa chọn đề tài nên phù hợp với khả năng của mình.

2. Những đặc điểm của nghiên cứu khoa học nổi bật nhất

Nghiên cứu khoa học là một dạng hoạt động xã hôi, là một dạng nhân công lao động xã hội và có các đặc điểm sau:

2.1. Tính mới mẻ

Quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo ra những điều mới mẻ, vì vậy nó có tính mới mẻ.- Quá trình nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại các thí nghiệm hoặc một việc gì đã được làm trước đó.
– Tính mới trong nghiên cứu khoa học được hiểu là dù đạt được một phát hiện mới thì người nghiên cứu vẫn phải hướng tới, tìm tòi những điều mới mẻ hơn.

2.2. Tính thông tin

Sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể là một bài báo khoa học, tác phẩm khoa học, cũng có thể là một mẫu vật, sản phẩm mới, … Tuy nhiên dù sản phẩm đó là gì thì nó đều mang đặc trưng thông tin về quy luật vận động của sự vật hiện tượng, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm.

2.3. Tính khách quan

Tính khách quan là đặc điểm của nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học. Nếu trong nghiên cứu khoa học mà không khách quan thì sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ không thể chính xác và không có giá trị gì cả.

2.4. Tính tin cậy

Một kết quả nghiên cứu được gọi là tin cậy nếu nó có khả năng kiểm chứng bởi bất kỳ người nào, bất kỳ trong trường hợp, điều kiện giống nhau nào đều cho một kết quả như nhau.

2.5. Tính rủi ro

Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có thể thành công hoặc thất bại, thành công sớm hoặc thành công rất muộn. Vì vậy tính rủi ro của nó là rất cao.

2.6. Tính kế thừa

– Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu khoa học.- Hầu hết các phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa từ các kết quả đã đạt được trước đó.

2.7. Tính cá nhân

Dù có thể là một nhóm người cùng thực hiên nghiên cứu thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định

2.8. Tính kinh phí

– Nghiên cứu khoa học rất khó định lượng được một cách chính xác như trong lao động sản xuất và thậm chí có thể nói không thể định mức.
– Hiệu quả kinh tế không thể xác định được
– Lời nhuận không dễ xác định

3. Phân loại nghiên cứu khoa học

3.1 Phân loại theo chức năng nghiên cứu

– Nghiên cứu mô tả (Descriptive research): nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.

Ví dụ: Nghiên cứu sở thích của khách du lịch khi đến thăm thành phố Hồ Chí Minh.

– Nghiên cứu giải thích (Explanatory research): nhằm làm rõ các qui luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật.

Ví dụ: Nghiên cứu những lý do khiến khách du lịch ít quay lại để tham quan, du lịch thêm nhiều lần nữa.

– Nghiên cứu dự báo (Anticipatory research): nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai.

Ví dụ: Nghiên cứu các xu hướng của ngành du lịch trong 10 năm tới.

– Nghiên cứu sáng tạo (Creative research): nhằm tạo ra các qui luật, sự vật, hiện tượng mới hoàn toàn.

Ví dụ: Nghiên cứu mối liên hệ giữa kết quả học tập với thời gian lướt facebook của sinh viên.

3.2 Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu

– Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research): nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ.

– Nghiên cứu ứng dụng (Applied research): vận dụng thành tựu của các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra các giải pháp, qui trình công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sản xuất.

Ví dụ: Nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao lượng khách hàng đến mua sản phẩm tại cửa hàng.

– Nghiên cứu triển khai (Implementation research): vận dụng các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô thử nghiệm.

Ví dụ: Nghiên cứu thử nghiệm việc áp dụng Quy định về thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên.

3.3 Phân loại theo lĩnh vực nghiên cứu

– Khoa học tự nhiên

– Khoa học kỹ thuật và công nghệ

– Khoa học y, dược

– Khoa học nông nghiệp

– Khoa học xã hội

– Khoa học nhân văn

3.4 Phân loại theo phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp nghiên cứu định tính

– Phương pháp nghiên cứu định lượng

– Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp

4. Các loại hình nghiên cứu khoa học

Tùy thuộc vào từng mục tiêu nghiên cứu và những sản phẩm thu được khác nhau người ta phân chia thành các loại hình nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học bao gồm những loại hình sau:

4.1 Nghiên cứu cơ bản

Đây là hoạt động nghiên cứu giúp phát hiện ra bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên, xã hội và con người. Nhờ vào những phát hiện này để làm thay đổi về nhận thức của con người.

Nghiên cứu cơ bản bao gồm nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng. Trong nghiên cứu cơ bản định hướng lại được chia làm nghiên cứu nền tảng và nghiên cứu chuyên đề.

4.2 Nghiên cứu ứng dụng

Hoạt động nghiên cứu này sẽ vận dụng những quy luật đã được phát hiện bởi nghiên cứu cơ bản. Nhờ vào đó sẽ giúp giải thích được những vấn đề, sự vật, hiện tượng nhằm giúp hình thành nguyên lý công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới và áp dụng chúng vào hoạt động sản xuất và trong đời sống…

4.3 Nghiên cứu triển khai

Hoạt động nghiên cứu triển khai là vận dụng những quy luật có được từ nghiên cứu cơ bản và những nguyên lý trong công nghệ, nguyên lý vật liệu được lấy từ nghiên cứu ứng dụng. Tất cả giúp đưa ra những hình mẫu về phương diện kỹ thuật, sản phẩm, dịch vụ với với các tham số mang tính chất khả thi đối với mặt kỹ thuật.

4.4 Nghiên cứu thăm dò

Hoạt động nghiên cứu thăm dò nhằm xác định ra các phương hướng nghiên cứu, thăm dò thị trường giúp tìm kiếm cơ hội nghiên cứu.

5. Ý nghĩa và mục đích của nghiên cứu khoa học

5.1 Ý nghĩa của nghiên cứu khoa học 

Nghiên cứu khoa học mang tới nhiều ý nghĩa cho người thực hiện nghiên cứu. Thông qua bài nghiên cứu sẽ giúp mọi người được chủ động hơn và hình thành được những phương pháp, tư duy mới. Từ đó sẽ giúp phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

Một công trình nghiên cứu khoa học thành công còn giúp mang tới niềm vui cho người thực hiện. Đồng thời đây cũng là một giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho các bạn thực hiện tốt những dự án, bài báo cáo sau này.

5.2 Mục đích nghiên cứu khoa học

Một bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh bao gồm các mục tiêu cơ bản như sau:

Mục tiêu nhận thức

Nghiên cứu khoa học giúp phát triển sâu và rộng hơn về nhận thức của con người có liên quan tới thế giới, giúp phát hiện ra các quy luật liên quan tới thế giới và phát triển kho tàng tri thức của nhân loại.

Mục tiêu sáng tạo

Đây là mục đích tạo ra công nghệ mới đối với toàn bộ những lĩnh vực hoạt động có trong đời sống và xã hội nhằm nâng cao về trình độ văn minh và nâng cao năng suất đối với tất cả những lĩnh vực hoạt động.

Mục đích kinh tế

Nghiên cứu khoa học giúp mang tới hiệu quả kinh tế cao, từ đó làm tăng trưởng kinh tế trong xã hội.

Mục đích văn hóa và văn minh

Hoạt động nghiên cứu khoa học giúp mở mang trí thức, nâng cao về trình độ văn hóa. Đây cũng là bước cơ bản giúp hoàn thiện con người, đưa xã hội phát triển lên một trình độ văn mình hơn.

6. Đạo văn trong nghiên cứu khoa học là gì? Xử lý như thế nào?

6.1 Đạo văn trong nghiên cứu khoa học là gì?

Đạo văn có thể hiểu là mọi hành vi sao chép ý tưởng, ngôn ngữ, cách diễn đạt của người khác (không đề trích dẫn) và xem đó là do mình tự tạo ra, là kết quả nghiên cứu của mình đều được xem là “đạo văn”. Đạo văn là hành vi thiếu trung thực nghiêm trọng về mặt học thuật trong nghiên cứu khoa học.

Đạo văn đang là một vấn nạn trong nghiên cứu khoa học tại nước ta hiện nay. Có thể dễ dàng tìm thấy những biểu hiện “đạo văn” tràn lan trong nhiều công trình nghiên cứu, như khóa luận, luận văn, luận án của nhiều sinh viên, học viên tại các cơ sở đào tạo trên cả nước. Luận văn của học viên này giống luận văn của học viên kia tương đối nhiều. Một số luận văn chép lại nhiều trang của một số bài đăng trên tạp chí chuyên ngành mà không ghi trích dẫn, thậm chí có một số trường hợp luận văn hay luận án được sao chép hoàn toàn từ công trình nghiên cứu của người khác.

Có thể khẳng định, trong nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học luôn phải có sự kế thừa lẫn nhau bởi không một quan điểm, tư tưởng, giả thuyết nào lại xuất hiện trên một “mảnh đất trống không” mà không có sự kế thừa những công trình nghiên cứu của những người đi trước trong từng lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên, phải xác định rõ, kế thừa trong nghiên cứu hoàn toàn xa lạ với việc đạo văn. Nếu cho rằng, việc sao chép ý tưởng từ những công trình nghiên cứu của người khác mà không trích dẫn nguồn không được gọi là hành vi đạo văn mà đó chỉ là sự thiếu chuyên nghiệp trong trích dẫn, đó là sự ngụy biện cho thái độ thiếu trung thực và ngay thẳng trong nghiên cứu khoa học cũng như thái độ vô trách nhiệm đối với công trình nghiên cứu của chính bản thân mình.

6.2  Xử lý như thế nào?

Xử lý lỗi đạo văn đối với khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án, bài báo, bài giảng, đề cương học phần, để cương nghiên cứu, công trình khoa học

a) Khi bị phát hiện lần thứ nhất (trước khi bảo vệ, báo cáo, trình bày) tác giả phải viết lại, chỉnh sửa lại bài;

b) Sau khi đã kiểm tra và chỉnh sửa lần thứ nhất tác giả nộp sản phẩm lại nhưng vẫn còn có mức độ giống trên 20% và ít nhất đoạn văn từ 100 trở lên thì được coi là bị phát hiện lần thứ hai. Đơn vị quản lý trực tiếp tác giả, hoặc quản lý trực tiếp các công trình khoa học phải đình chỉ báo cáo, bảo vệ, nghiệm thu trong vòng một tháng để tiếp tục chỉnh lần thứ hai;

c) Trong tiến trình bảo vệ luận văn, luận án, báo cáo nghiệm thu, nếu thành viên hội đồng có phát hiện, thì chủ tịch hội đồng quyết định công trình khoa học, luận văn, luận án không đạt, phải chỉnh sửa và bảo vệ lại lần thứ hai;

d) Sau hai lần kiểm tra và chỉnh sửa, nếu nộp lại lần thứ ba vẫn có lỗi như nêu trong Khoản 2, Điều 4 thì đơn vị quản lý trực tiếp tác giả hoặc quản lý trực tiếp các công trình khoa học lập biên bản kết thúc, không công nhận các sản phẩm học thuật, không được bảo vệ, không được báo cáo, không đăng bài, chấm dứt hợp đồng, và các thủ tục khác liên quan;

e) Sau khi đã báo cáo, bảo vệ, nghiệm thu nếu có phát hiện khác của cá nhân, tổ chức nào của xã hội và có đơn thưa kiện, thì chính tác giả của sản phẩm chịu trách nhiệm trước pháp luật theo Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam và theo quy định về quyền sở hữu trí tuệ của Trường.

Trên đây là bài viết về Đạo văn trong nghiên cứu khoa học là gì? Xử lý như thế nào? mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo