Hoạt động đào tạo kỹ năng pháp chế doanh nghiệp

Pháp chế doanh nghiệp, một nghề nghiệp giúp cử nhân luật sử dụng có hiệu quả kiến thức đã đầu tư học đại học, giải quyết nhu cầu việc làm theo đam mê nghề luật, có cơ hội thăng tiến và đảm bảo thu nhập trên mức nhu cầu sống cơ bản khi bắt đầu, có thu nhập cao sau một thời gian ngắn và có cơ hội tích lũy tài chính ở mức cao nếu đã trở thành chuyên gia thực sự cho nghề nghiệp của mình. Nếu yêu thích, đam mê, luôn chú trọng đầu tư cho khả năng nghề nghiệp của bản thân và cống hiến, bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ nghề nghiệp, vì thế nó là một công việc phù hợp để gắn bó lâu dài. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Hoạt động đào tạo kỹ năng pháp chế doanh nghiệp.

Quy Dinh Ve Phap Che Doanh Nghiep

Hoạt động đào tạo kỹ năng pháp chế doanh nghiệp

1. Pháp chế doanh nghiệp là gì?

Hiểu đơn giản, “pháp” là pháp luật, quy tắc, chuẩn mực, “chế” bao hàm hai nghĩa: “tạo ra” (sáng chế) và “điều tiết, kiểm soát” (cơ chế). ‘Pháp chế doanh nghiệp’ có vai trò tạo ra các quy tắc, chuẩn mực trong nội bộ doanh nghiệp, và: điều tiết, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp; đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ pháp luật (của nhà nước) và các quy tắc, chuẩn mực của (nội bộ) doanh nghiệp.

Ví dụ thứ nhất, Luật doanh nghiệp quy định và điều chỉnh về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, nhóm công ty). Hoặc: Bộ luật Lao động quy định và điều chỉnh tiêu chuẩn lao động, quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động…, quản lý nhà nước về lao động. Pháp chế doanh nghiệp, trong trường hợp này, giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ pháp luật, ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật để tạo ra những lợi thế so sánh cho doanh nghiệp.

Ví dụ thứ hai, nhà quản trị phải xây dựng hệ thống các quy tắc ứng xử mà thông qua đó doanh nghiệp điều hành, kiểm soát, cân bằng lợi ích của các bên liên quan (như cổ đông, người quản lý, khách hàng, nhà cung cấp, người xuất vốn, nhà nước và cộng đồng). Do đó, doanh nghiệp luôn có các hệ thống các quy tắc ứng xử nội bộ: (i) quy định nội bộ; (ii) tiêu chuẩn; (iii) giá trị; (iv) quy trình và (v) quy chế. Pháp chế doanh nghiệp trong trường hợp này là công cụ, phương tiện để quản trị doanh nghiệp.

2. Vai trò của bộ phận Pháp chế doanh nghiệp

Tạo và góp ý các quy chế nội bộ doanh nghiệp

Bộ phận pháp chế doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở vai trò xây dựng các quy chế, quy tắc quản lý nội bộ trong doanh nghiệp mà còn tham gia đóng góp ý kiến cho các nhà quản lý cấp cao. Cụ thể là họ sẽ trực tiếp soạn thảo, xây dựng bộ quy chế nội bộ, các văn bản quy định thông báo cho nhân viên. Trong trường hợp các nhà lãnh đạo, chủ sở hữu công ty xây dựng các dự thảo, điều lệ, hợp đồng lao động, nội quy lao động,... thì pháp chế doanh nghiệp cũng sẽ tham gia thẩm định, đóng góp ý kiến dưới góc độ pháp lý, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Điều tiết, kiểm soát hoạt động pháp chế trong doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chắc chắn sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến luật pháp. Ví dụ như việc vi phạm nội quy của cá nhân, phòng ban; kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc các vấn đề về tranh chấp quyền lợi trong và ngoài doanh nghiệp,...

Bộ phận pháp chế doanh nghiệp nói chung có vai trò điều tiết, giám sát và kiểm soát hoạt động của các bộ phận khác. Đảm bảo tất cả mọi hoạt động phải tuân thủ theo các quy định, quy chế nội bộ của doanh nghiệp và quy định của pháp luật. Họ cũng giúp nhà quản trị tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người lao động hoặc thay mặt nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham gia tố tụng, tham mưu.

3. Hoạt động đào tạo kỹ năng pháp chế doanh nghiệp

Pháp chế doanh nghiệp, ở khía cạnh nghề nghiệp là một hướng đi, một sự lựa chọn mới cho người học luật, muốn tìm một công việc liên quan đến chuyên môn bên cạnh các nghề luật truyền thống khác như: Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Công chứng viên…

Gọi pháp chế doanh nghiệp là sự lựa chọn mới, vì chậm hơn rất nhiều so với các nước phát triển, nghề pháp chế doanh nghiệp chỉ mới được biết đến rộng rãi trong những năm gần đây, khi mà sự chuyên môn hóa của các doanh nghiệp Việt ngày càng cao và việc tuân thủ pháp luật ngày càng được doanh nghiệp chú trọng. Trước đây, chỉ có các ngân hàng mới có bộ phận, nhân sự phụ trách pháp chế để bảo đảm an toàn pháp lý trong hoạt động kinh doanh, điều hành doanh nghiệp. Còn hiện tại, một doanh nghiệp nhỏ, nhân sự không đông, nguồn vốn không lớn, cũng sẵn sàng dành một định biên nhân sự cho vị trí pháp chế doanh nghiệp. Tuy vậy, khi nói đến nghề pháp chế doanh nghiệp, phần đông mọi người vẫn sẽ tròn xoe mắt hỏi: Pháp chế doanh nghiệp là nghề gì?

Có thể nói đơn giản, pháp chế doanh nghiệp là vị trí có vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp và thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp. Nhiều người sẽ hỏi, chỉ với mấy vai trò đó, tại sao lại xem pháp chế doanh nghiệp là một nghề, mà không phải chỉ đơn thuần là những công việc mà các chức danh nghề nghiệp khác có thể kiêm nhiệm? Chẳng hạn, một thư ký giám đốc, được đào tạo các kiến thức cơ bản về pháp luật, thì cũng có thể thực hiện được đó thôi?

Xin thưa, để đảm nhận công việc pháp chế doanh nghiệp, nhân sự phụ trách được yêu cầu không những phải hiểu biết quy định pháp luật, mà còn phải có kỹ năng thực hiện các công việc được giao một cách thành thạo. Công tác pháp chế chuyên sâu nhiều hơn về pháp luật, chủ yếu tập trung vào các công việc nghiên cứu, tư vấn, thiết lập quy định và thực hiện công việc chuyên môn, đảm bảo thực thi đúng quy định, nên công tác pháp chế chủ yếu tập trung vào các hoạt động tư vấn pháp luật trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng các quy định nội bộ và giám sát thực hiện quy định, nhắm đảm bảo tuân thủ.

Chẳng hạn, công việc tư vấn của pháp chế doanh nghiệp, không đơn thuần là tư vấn các quy định pháp luật, mà còn phải tư vấn các giải pháp, phương án cho từng vấn đề doanh nghiệp gặp phải, chỉ ra được cho doanh nghiệp thấy các ưu thế, bất lợi rồi đề xuất giải pháp, phương án tốt nhất để doanh chủ lựa chọn. Phức tạp như vậy, nên công tác pháp chế doanh nghiệp ngày nay được xác định là công việc mang tính chuyên môn cao, phải giao cho nhân sự chuyên trách, thì mới bảo đảm chất lượng của công việc, hạn chế thấp nhất rủi ro pháp, tăng tối đa hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

Ở doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường chỉ cần một đến hai nhân viên phụ trách pháp chế, có thể kiêm nhiệm công tác nhân sự, công tác hành chính hoặc trợ lý kinh doanh. Đối với các công ty có quy mô lớn, công tác pháp chế thường được giao chuyên biệt cho một bộ phận, phòng/ban, được phụ trách bởi một nhóm người, tổ chức phân cấp, phân công rõ ràng về công việc, không kiêm nhiệm các công việc khác ngoài chuyên môn.

Như vậy, nhìn ở khía cạnh công việc trong doanh nghiệp, pháp chế có thể sánh với các nghề khác làm việc trong doanh nghiệp, như kế toán, tài chính, kỹ sư xây dựng, nhân sự … Hơn nữa, tại Việt Nam hiện nay, nếu các luật sư hành nghề tại doanh nghiệp với vị trí công việc pháp chế, thì pháp luật về luật sư cũng thức nhận đó là hình thức hành nghề với tư cách cá nhân, một hình thức hành nghề của luật sư, bên cạnh hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư. Do vậy, pháp chế doanh nghiệp có thể được xem là một nghề nghiệp, một nghề để cử nhân luật lựa chọn.

4. Tiêu chuẩn đối với Pháp chế Doanh nghiệp

Không phải ở trường hợp nào, vai trò pháp chế doanh nghiệp cũng chỉ do một người đảm nhiệm. Thông thường, Doanh nghiệp sẽ hình thành ban pháp chế doanh nghiệp có nhiều hơn một người để thực hiện tốt công tác kiếm tra giám sát. Do đó, tùy theo vị trí sắp xếp theo nhu cầu của từng đơn vị, các tiêu chuẩn đặt ra đối với cá nhân cụ thể ứng tuyển vào làm việc tại vị trí pháp chế doanh nghiệp có thể sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chung với người Pháp chế Doanh nghiệp như sau:

Có kiến thức học vấn đạt trình độ cử nhân luật trở lên;

Am hiểu Pháp luật  liên quan trực tiếp các lĩnh vực kinh doanh của công ty;.

Sử dụng tốt vi tính, thành thạo các phần mềm tin học văn phòng: Microsoft Word, Excel, PowerPoint;

Kỹ năng soạn thảo, tra cứu và thẩm định văn bản;

Kỹ năng hoạch định, triển khai, kiểm soát và báo cáo công việc;

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục;

Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức hiệu quả;

Kỹ năng ngoại ngữ (Tùy từng đơn vị có yêu cầu hay không yêu cầu, hoặc yêu cầu ngoại ngữ là tiếng Anh hoặc thứ tiếng khác);

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Hoạt động đào tạo kỹ năng pháp chế doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (711 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo