Kiểm toán là ngành nghề khá đặc thù và yêu cầu đòi hỏi về trách nhiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp cực kỳ nghiêm ngặt. Trong bài viết Nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên ACC sẽ tổng hợp một số đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên cần phải có
Nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên
1. Kiểm toán viên là ai?
Theo khoản 2 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011, kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
Khi đó, kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
2. Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán là gì?
Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán là những cơ sở để đánh giá, kiểm tra chất lượng kiểm toán cũng như đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên. Những chuẩn mực này sẽ được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản của nghề kiểm toán và áp dụng cho tất cả các kiểm toán viên. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, các bạn hãy tham khảo các nguyên tắc trong phần tiếp theo của bài viết.
3. 7 nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán
3.1 Tính độc lập
Nguyên tắc đầu tiên và cơ bản của một kiểm toán viên đó chính là độc lập. Độc lập ở đây là độc lập về tư tưởng và độc lập về hình thức. Cụ thể:
Độc lập tư tưởng: Cho phép đưa ra quan điểm mà không chịu ảnh hưởng bởi những hành động trái với nguyên tắc nghề nghiệp.
Độc lập hình thức: Nghĩa là không có những quan hệ thực tế có ảnh hưởng đáng kể và làm cho bên thứ 3 hiểu là không độc lập, chính trực.
3.2 Tính chính trực
- Tính chính trực của người làm công tác kiểm toán nội bộ thiết lập sự tin tưởng và tạo ra cơ sở cho độ tin cậy đối với các xét đoán của họ.
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải thực hiện các công việc chuyên môn với sự trung thực, tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm; tuân thủ các quy định pháp luật và công bố các thông tin cần thiết theo yêu cầu của pháp luật và yêu cầu chuyên môn của kiểm toán nội bộ; không tham gia các hoạt động phi pháp hay tham gia các hoạt động làm tổn hại đến uy tín của nghề nghiệp, uy tín của đơn vị.
3.3 Tính khách quan
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. Người làm công tác kiểm toán nội bộ thể hiện mức độ cao nhất về tính khách quan chuyên môn trong việc thu thập, đánh giá và trao đổi thông tin về các hoạt động và quy trình được kiểm tra.
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ đưa ra những đánh giá khách quan về tất cả các tình huống thích hợp và không bị tác động bởi lợi ích cá nhân của chính mình hoặc của những người khác trong việc đưa ra các xét đoán và kết luận của mình.
3.4 Tính bảo mật
Người làm công tác kiểm toán nội bộ tôn trọng các giá trị và quyền sở hữu thông tin được cung cấp và không tiết lộ các thông tin này nếu không được phép của các cấp có thẩm quyền trừ khi việc tiết lộ thông tin thuộc trách nhiệm chuyên môn hoặc theo yêu cầu của luật pháp.
3.5 Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
Người làm công tác kiểm toán nội bộ áp dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong việc cung cấp các dịch vụ và các hoạt động kiểm toán nội bộ. Đồng thời hành động một cách thận trọng, phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng.
3.6 Tư cách nghề nghiệp
Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.
Người phụ trách kiểm toán nội bộ ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp theo quy định trên còn phải có biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý nhằm đảm bảo người làm công tác kiểm toán nội bộ tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.
3.7 Thận trọng
Luôn thận trọng và làm việc với tinh thần chuyên môn cao nhất là đạo đức nghề nghiệp mà bất kỳ kiểm toán viên nào cũng cần có. Khi xảy ra sai sót, kiểm toán viên cần xử lý kịp thời, nhanh chóng và chính xác. Cần hạn chế tối đa sai sót trong quá trình kiểm toán, tránh ảnh hưởng tới uy tín công ty. Đồng thời, nâng cao và cập nhật các kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc.
Trên đây là bài viết Nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận