Danh sách nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam [Chi tiết 2023]

Tại Việt Nam số lượng nhãn hiệu tập thể đã được đăng ký bảo hộ tính đến nay là một số lượng không nhỏ. Điều đó cho thấy rằng Việt Nam đang ngày càng phát triển hơn trong nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu tập thể nói riêng. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Danh sách nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam. Mời các bạn tham khảo.

Quy Dinh Phap Luat Hien Hanh Ve Nhan Hieu Tap The
Danh sách nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam

1. Nhãn hiệu là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 (sau đây được gọi là Luật Sở hữu trí tuệ), nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Cụ thể có các loại nhãn hiệu sau đây:

- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam

Bên cạnh đó,  theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 

Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,...chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,... đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

2. Nhãn hiệu tập thể là gì?

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Như vậy, nhãn hiệu tập thể có thể được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên trong tổ chức (là chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể) với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên của tổ chức đó.

3. Lợi ích của có nhãn hiệu tập thể

Việc được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tập thể sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các nhóm doanh nghiệp đồng sử dụng loại nhãn hiệu này.

Thứ nhất, nhãn hiệu tập thể giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của các thành viên tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ so với các tổ chức không phải là thành viên. Đồng thời, nhãn hiệu tập thể như một chỉ dẫn nguồn gốc thương mại chung nhất cho hàng hóa, dịch vụ, theo đó, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu tập thể có những đặc tính chung đặc trưng nhất định mà không phải hàng hóa, sản phẩm nào cũng sở hữu.

Thứ hai, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là tổ chức tập thể được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp, gồm nhiều tổ chức, cá nhân gia nhập, hoạt động độc lập với nhau nhưng tuân theo điều lệ và các quy tắc hoạt động chung của tổ chức tập thể. Việc cùng gia nhập như thế này cũng tạo điều kiện cho những doanh nghiệp nhỏ chưa đủ khả năng xây dựng một thương hiệu đủ mạnh có thể “sống sót” trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

4. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu tập thể

Theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Cũng chính vì đặc tính này mà thủ tục đăng ký bảo hộ sẽ yêu cầu thêm một số điều kiện đặc biệt đối với đối tượng này. Theo đó một nhãn hiệu tập thể chỉ được bảo hộ nếu thoả mãn các yêu cầu sau:

– Được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc

– Có thể dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác

– Người nộp đơn đăng ký phải là tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp. Trường hợp nhãn hiệu chứa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ thì tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tại địa phương tương ứng với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý đó có quyền nộp đơn.

5. Danh sách nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam

Danh sách các nhãn hiệu tập thể đã cấp tại Việt Nam tính đến tháng 08 năm 2021: DS Nhãn hiệu tập thể đã cấp (đến 08.2021)

Trên đây là tất cả thông tin về Danh sách nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi  luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo