Thành lập một công ty TNHH là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu biết sâu sắc về các quy định cũng như yêu cầu về vốn điều lệ. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá và hiểu rõ hơn về vấn đề thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn điều lệ tối thiểu? Từ đó giúp kế hoạch kinh doanh của bạn được xây dựng trên cơ sở vững chắc và linh hoạt.
Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn điều lệ tối thiểu?
1. Vốn điều lệ của công ty TNHH là gì?
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (khoản 7 Điều 4 LDN 2020).
- Theo khoản 1 Điều 47 LDN 2020, vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
- Theo khoản 1 Điều 75 LDN 2020, vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
2. Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn điều lệ tối thiểu?
Từ những định nghĩa trên về vốn điều lệ trong công ty TNHH, có thể thấy hiện nay quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định về vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty. Tuy nhiên, đối với 1 số ngành nghề đặc thù cần phải yêu cầu vốn pháp định hoặc ký quỹ thì sẽ phải đáp ứng yêu cầu về vốn theo quy định.
Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp là một phần quan trọng thể hiện uy tín và trách nhiệm của các thành viên góp vốn với khách hàng, đối tác. Theo đó, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty và mục đích, định hướng hoạt động của công ty, mức vốn điều lệ được quyết định.
Nếu vốn điều lệ quá thấp, doanh nghiệp sẽ khó tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác. Còn nếu vốn điều lệ ở mức quá cao thì doanh nghiệp dễ dàng tạo dựng sự tin tưởng hơn nhưng trách nhiệm và tính rủi ro của các thành viên góp vốn cũng cao hơn.
3. Vốn thành lập công ty TNHH bao gồm những loại vốn nào?
3.1. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là loại vốn bắt buộc phải có khi thành lập công ty. Vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn là tổng số vốn góp của chủ sở hữu (công ty TNHH một thành viên), các thành viên (Công ty TNHH hai thành viên trở lên) góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
Vốn điều lệ sẽ quyết định đến thuế môn bài của doanh nghiệp đóng hàng năm.
- Với nguồn vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm.
- Nguồn vốn điều lệ trên 10 tỷ mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm.
(Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP)
3.2. Vốn pháp định
Vốn pháp định công ty là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (quy định tại Luật Đầu tư 2020) để thành lập công ty.
Vụ dụ: công ty đăng ký kinh doanh hoạt động dịch vụ bưu chính quốc tế. Khi kinh doanh ngành nghề này mức vốn pháp định phải đáp ứng tối thiểu là 5 tỷ đồng. Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ số vốn theo quy định sẽ không đăng ký kinh doanh được ngành nghề này.
Khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu mức vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định này.
3.3. Vốn ký quỹ
Quy định về góp vốn điều lệ trong công ty TNHH
Vốn ký quỹ là số vốn trong vốn bắt buộc tuy nhiên doanh nghiệp cần phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.
Khi đăng ký thành lập công ty kinh doanh các ngành nghề yêu cầu có ký quỹ thì công ty phải chứng minh đã ký quỹ đủ số tiền mà pháp luật yêu cầu.
Ví dụ: Ngành nghề kinh cho kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo quy định tại Nghị định 168/2017/NĐ – CP hướng dẫn chi tiết Luật Du lịch 2017 quy định.
- Đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (Inbound) là 250 triệu.
- Đối với khách du lịch ra nước ngoài (Outbound) là 500 triệu.
4. Quy định về góp vốn điều lệ trong công ty TNHH
4.1. Về thời hạn góp vốn điều lệ
Công ty TNHH một thành viên |
Công ty TNHH hai thành viên trở lên |
Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết. (Khoản 2 Điều 75 LDN 2020) |
Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại. (khoản 2 Điều 47 LDN 2020) |
4.2. Về thay đổi số vốn điều lệ
Công ty TNHH một thành viên |
Công ty TNHH hai thành viên trở lên |
Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này. (Khoản 3 Điều 75 LDN 2020) |
Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:
Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên. (Khoản 3, 4 Điều 47 LDN 2020) |
5. Câu hỏi liên quan
6.1. Vốn điều lệ của công ty TNHH có thể góp bằng tài sản khác ngoài tiền mặt hay không?
Có. Theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 thì vốn điều lệ của công ty TNHH có thể góp bằng tài sản khác ngoài tiền mặt như nhà cửa, đất đai, máy móc, thiết bị,...
6.2. Vậy, công ty TNHH có thể đăng ký vốn điều lệ 1 triệu đồng được hay không?
Có. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể đăng ký vốn điều lệ 1 triệu đồng nếu ngành nghề kinh doanh không yêu cầu về vốn pháp định.
6.3. Có cần chứng minh vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp không?
Về cơ bản sẽ không cần chứng minh vốn điều lệ khi đăng ký thành lập công ty trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu vốn pháp định/ký quỹ thì mới phải chứng minh (có xác nhận của ngân hàng về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng đó).
Tức là thông thường, vốn điều lệ do doanh nghiệp tự đăng ký, tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai, lưu ý là nghiêm cấm hành vi khai khống vốn điều lệ.
Công ty Luật ACC hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty TNHH.
Nội dung bài viết:
Bình luận