Đăng ký thương hiệu sản phẩm như thế nào?

Hiện nay, tại Việt Nam các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng chú trọng đến việc đăng ký thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình cung cấp để khẳng định được vị thế của Doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh và là cách tiếp cận khách hàng, thị trường kinh doanh an toàn và hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây của Luật ACC sẽ chia sẻ đến bạn trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.

Chi Phi Dang Ky Ban Quyen Thuong Hieu

Đăng ký thương hiệu sản phẩm như thế nào?

1. Khái niệm về Đăng ký thương hiệu sản phẩm

Đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.

Đăng ký thương hiệu sản phẩm là điều kiện cần và đủ để nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ bước chân vào thị trường. Tại Việt Nam, nhãn hiệu được xác lập quyền theo nguyên tắc “Fisrt to file – Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên”. Theo đó, nhãn hiệu chỉ có thể được bảo hộ độc quyền thông qua việc đăng ký, trừ các nhãn hiệu nổi tiếng.

2. Thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm

Thủ tục Đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Thiết kế và lựa chọn thương hiệu (nhãn hiệu) cần bảo hộ

Để đăng ký thương hiệu sản phẩm, khách hàng cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên. Lưu ý: Trước khi thiết kế thương hiệu theo hướng cách điệu, khách hàng nên tiến hành thực hiện bước 2 trước.

Ví dụ: Khách hàng dự định đăng ký thương hiệu “TOÀN MỸ” cho sản phẩm bình nước và dự định sẽ thiết kế chữ “TOÀN MỸ” theo hướng cách điệu, khách hàng cần tiến hành tra cứu (theo bước 2) xem chữ “TOÀN MỸ” có bị trùng hoặc tương tự với thương hiệu nào khác đã được đăng ký trước đó hay chưa? Trong trường hợp không trùng hoặc tương tự cao, khách hàng mới tiến hành thiết kế để tránh trường hợp thiết kế xong chữ “TOÀN MỸ” khi tra cứu mới biết đã có người đăng ký rồi.

Bước 2: Phân Nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Trong quá trình tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng, chúng tôi thường hỏi khách hàng về lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm mà khách hàng dự định gắn nhãn hiệu lên để có cơ sở phân nhóm khi đăng ký nhãn hiệu.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, 1 nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Luật SHTT cũng quy định về số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam sẽ bao gồm 45 nhóm. Trong đó, từ nhóm 1 – 34 là nhóm sản phẩm và từ 35 – 45 làm nhóm dịch vụ.

1 nhãn hiệu khi đăng ký sẽ phải gắn với 1 sản phẩm hay dịch vụ nhất định nào đó để làm cơ sở phân định quyền và làm căn cứ phân nhóm và tính phí (nhãn hiệu không thể đứng chung chung như mọi người vẫn hiểu)

Ví dụ: Nhãn hiệu của TOYOTA sẽ đăng ký cho nhóm 11 về ô tô (gọi là nhóm sản phẩm) hoặc VINMART sẽ đăng ký cho nhóm về cửa hàng tiện lợi (gọi là nhóm dịch vụ mua bán hàng hóa)

Việt Nam không giới hạn nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, càng đăng ký nhiều nhóm, chủ sở hữu sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Do đó, chủ sở hữu lưu ý chỉ đăng ký cho lĩnh vực kinh doanh chính mà mình sẽ gắn nhãn hiệu lên.

Bước 3: Tra cứu thương hiệu để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu)

Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, khách hàng sẽ tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.

Hiện nay, tại Việt Nam có mấy hình thức tra cứu như sau:

– Tra cứu trên công cụ tìm kiếm google: Khi khách hàng muốn đăng ký 1 nhãn hiệu ABC cho sản phẩm thời trang, khách hàng cần tra cứu sơ bộ xem đã có doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đang kinh doanh nhãn hiệu này không trước khi cân nhắc việc đặt tên cho nhãn hiệu. Cú pháp đơn giản là khách hàng chỉ cần gõ “hàng thời trang abc” sẽ ra kết quả để khách hàng tham khảo/

– Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT tại địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Trong mục nhãn hiệu tìm kiếm khách hàng sẽ gõ từ ABC và mục nhóm sp/dịch vụ sẽ chọn số 25 (nhóm về hàng thời trang theo quy định của bảng phân nhóm quốc tế về nhãn hiệu)

Lưu ý: 02 hình thức nêu trên là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo (chính xác 40%), do đó, để đảm bảo kết quả chuẩn, khách hàng nên cân nhắc hình thức tra cứu sau đây

– Tra cứu qua dịch vụ tra cứu: khi khách hàng sử dụng dịch vụ tra cứu chuyên sâu, các công ty dịch vụ (như Luật sư X) sẽ tiến hành tra cứu tại Cục SHTT thông qua chuyên viên, kết quả tra cứu sẽ đảm bảo chính xác trên 90%

Bước 4: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu thương hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để lấy ngàu ưu tiên sớm nhất.

Bước 5: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, khách hàng cần theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu xót không cần thiết.

Chi tiết quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được chúng tôi tư vấn nội dung bên dưới.

Bước 6: Nhận giấy chứng nhận thương hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không?

Trong trường hợp đáp ứng, khách hàng sẽ nộp 1 khoản chi phí để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sản phẩm hoặc có thể khiếu hại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký (trong trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ)

Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần.

3. Quy trình đăng ký thương hiệu sản phẩm

Bước 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thẩm định: Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Lưu ý: Thẩm định hình thức là giai đoạn 1 trong quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giai đoạn này khi đơn đăng ký được cục SHTT xác nhận là hợp lệ, cục SHTT sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và gửi cho chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền đăng ký.

Trường hợp đơn có thiếu xót, Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn đăng ký và yêu cầu chủ đơn hoặc người được ủy quyền sửa chữa hoặc bổ sung thông tin thiếu trong thời gian 1 tháng tình từ ngày ra thông báo, quá thời gian nêu trên đơn sẽ bị từ chối và khách hàng sẽ phải nộp lại đơn, đồng thời tốn kém thêm chi phí.

Bước 2: Đăng công báo thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu:

Thời gian công bố đơn trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.

Giai đoạn này, Cục SHTT sẽ đăng thông tin nhãn hiệu đã nộp lên trên công báo sở hữu công nghiệp bao gồm thông tin đơn: Người nộp đơn, tổ chức đại diện, nhãn hiệu đăng ký, nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký, số đơn, ngày nộp đơn…vv.

Mục đích của việc đăng ký này là để bên thứ 3 có thể xem xét và đánh giá đơn đăng ký đã nộp. Trường hợp nhận thấy, nhãn hiệu đăng ký giống (tương tự hoặc trùng) với nhãn hiệu của mình, bên thứ 3 có quyền nộp phản đối cấp giấy chứng nhận cho chủ đơn.

Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:

Thời gian thẩm định: Trong thời hạn 9 tháng.

Giai đoạn này là quan trọng nhất trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, ở quá trình thẩm định nội dung đơn, Cục SHTT sẽ tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu như có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký của bên khác đã nộp đơn hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký trước đó hay chưa?

Trường hợp đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo thẩm định đồng ý cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu hoặc ngược lại Cục SHTT sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký trường hợp đơn không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ.

Bước 4: Ra thông báo cấp văn bằng và tiến hành nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thực hiện: 2 tháng

Sau khi có thông báo cấp văn bằng, người nộp đơn sẽ nộp thêm phí cấp văn bằng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu đã nộp đăng ký.

4. Chi phí đăng ký thương hiệu sản phẩm

Đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu như (i) số lượng thương hiệu mà khách hàng muốn nộp đơn đăng ký (ii) nhóm sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu muốn độc quyền (iii) Tiến hành thủ tục đăng ký nhanh (xin thẩm định nhanh) hay làm bình thường theo quy định và thực tế.

So với chi phí của thủ tục hành chính khác, phí đăng ký thương hiệu có đặc thù riêng. Do đó, trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra mức phí tổi thiểu để nộp đơn đăng ký cho 1 nhãn hiệu/02 nhóm sản phẩm/dịch vụ

Ví dụ: Khách hàng nộp 1 thương hiệu sẽ tương ứng với 1 đơn đăng ký

Ví dụ: Thương hiệu ABC chỉ nộp đơn đăng ký để gắn lên 1 sản phầm trà sữa (1 nhóm) nhưng nhãn hiệu CDX lại nộp đơn đăng ký cho nhóm trà sữa và kinh doanh khách sạn (2 nhóm);

Chúng tôi sẽ liệt kê các khoản chi phí đăng ký thương hiệu cho quý khách hàng tham khảo.

Lệ phí đăng ký thương hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ

Chi phí nhà nước cho việc đăng ký thương hiệu được tính như sau:

a. Chi phí cho việc tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu: Mục đích của việc tra cứu thương hiệu để giúp chúng ta đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu trước khi quyết định nộp đơn đăng ký (kết quả tra cứu sẽ cho ta thấy trước thời điểm ta nộp đơn đăng ký đã có ai đăng ký thương hiệu mà chúng ta muốn đăng ký hay chưa?)

Lưu ý: Chi phí chính thức cho việc tra cứu thương hiệu áp dụng theo nhóm sản phẩm/dịch vụ bao gồm tối thiểu 01 nhóm/01 nhãn hiệu là: 500.000 VND (Năm  trăm nghìn đồng), đối với mỗi nhóm tăng thêm chi phí cho từng nhóm tăng thêm là 500.000 VND (Năm trăm nghìn đồng)

b. Chi phí nộp đơn đăng ký thương hiệu: Chi phí nộp đơn cho 01 nhóm/01 thương hiệu là: 1.000.000 VND (Một triệu đồng)

c. Chi phí cấp văn bằng bảo hộ cho việc Đăng ký thương hiệu cho 01 nhóm/01 thương hiệu: 360.000 VND (ba trăm sáu mươi nghìn đồng)

5. Dịch vụ đăng ký thương hiệu uy tín tại Luật ACC

Nếu bạn đang kiếm tìm dịch vụ đăng ký thương hiệu sản phẩm giá hợp lý, đảm bảo uy tín thì có thể tham khảo dịch vụ này tại công ty Luật ACC. Khi sử dụng dịch vụ tại đây, quý doanh nghiệp không chỉ được tư vấn trung thực, khách quan mà còn nhận được tư vấn mang tầm chiến lược trước – trong và sau khi đăng ký thương hiệu nhằm giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong quá trình đăng ký thương hiệu với Cục sở hữu trí tuệ và khai thác tối đa lợi thế thương hiệu trong quá trình kinh doanh.

Bên cạnh việc tư vấn các dịch vụ liên quan đến sở hữu thương hiệu, Luật ACC còn mang đến các dịch vụ tư vấn pháp luật, đầu tư nước ngoài và các vấn đề của doanh nghiệp (thành lập, giải thể…). Nhờ đó, mọi yếu tố liên quan đến hoạt động doanh nghiệp đều được giải quyết hoàn hảo nhất. Hầu hết mọi khách hàng đã sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi đều cảm thấy hài lòng từ phong cách làm việc, chi phí đến chế độ hậu mãi.

Luật ACC sẽ thay bạn thực hiện các công việc:

Với dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền, Luật Hoàng Phi sẽ thực hiện các công việc sau:

– Tư vấn và đưa ra ý tưởng thiết kế thương hiệu cho khách hàng trong trường hợp được yêu cầu;

– Trực tiếp thiết kế thương hiệu cho khách hàng (chúng tôi có phòng Thiết kế chuyên nghiệp và là một trong những dịch vụ mạnh của Công ty)

– Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký thương hiệu trước khi tiến hành tra cứu chính thức để tiết kiệm chi phí cho khách hàng

– Tư vấn và hướng dẫn hoặc trực tiếp sửa đổi mẫu thương hiệu bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho khách hàng

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký, nộp hồ sơ đăng ký tại Cục SHTT, theo dõi hồ sơ đăng ký cho đến khi ra được kết quả cuối cung

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, thông báo và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

– Tư vấn, hỗ trợ miễn phí các dịch vụ khác (nếu có)

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Bảo hộ nhãn hiệu rất quan trọng và là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện tại cơ quan chức năng thông qua thủ tục hành chính do chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người/tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền thực hiên.

6.2. Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền?

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Như vậy, việc đăng ký thương hiệu sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Bài viết trên đây, chúng ta đã tìm hiểu rõ hơn về các quy trình đăng ký thương hiệu sản phẩm cũng như dịch vụ đăng ký thương hiệu sản phẩm tại ACC nhằm phục vụ cho quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Mọi thông tin hay thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo