Để đảm bảo sự phát triển của các hoạt động kinh doanh, hệ thống pháp luật cần có các quy định và cơ chế đảm bảo rằng quyền và nghĩa vụ cơ bản của các thương nhân được áp dụng một cách công bằng và minh bạch. Trong việc đăng ký kinh doanh, nghĩa vụ này của các thương nhân được quy định như thế nào và tại sao lại có một điều luật riêng chỉ định về nghĩa vụ này?

1. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân là gì
Theo quy định tại Điều 7 Luật Thương mại 2005 thì nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân được quy định cụ thể như sau:
“Điều 7. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân
Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.”
Trong đó, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.
Quy định về đăng ký kinh doanh được xem là bước “khai sinh” ra chủ thể thương nhân và vì thế nên những chủ thể không tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không được gọi là thương nhân. Để trở thành thương nhân thì các chủ thể phải đăng ký thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp. Về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam không có quy định trực tiếp về việc thành lập thương nhân mà thương nhân được thành lập thông qua thủ tục gián tiếp. Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế (thành lập doanh nghiệp) thì đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thược Sở Kế hoạch và Đầu tư. Việc thành lập doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp là quyền của nhà đầu tư, tuy nhiên để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải thỏa mãn những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Đối với thương nhân là cá nhân (hộ kinh doanh) thì đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện. Hộ kinh doanh là một cá nhân hoặc một nhóm người bao gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoặc một gia đình làm chủ chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Đối với hợp tác xã thì đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tùy vào từng loại hình kinh doanh sẽ có các quy định riêng về trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh cho loại hình đó. Như vậy, có thể thấy để trở thành thương nhân, các chủ thể bắt buộc phải đăng ký kinh doanh và chỉ khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì quyền và nghĩa vụ của thương nhân mới được xác lập và chủ thể mới được coi là thương nhân.
Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật. Đối với hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.”
2. Mọi người cùng hỏi/ Câu hỏi thường gặp
Thương nhân cần thực hiện những nghĩa vụ gì khi đăng ký kinh doanh?
Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân bao gồm việc cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về doanh nghiệp, bao gồm tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh và các thông tin khác cần thiết.
Tại sao nghĩa vụ đăng ký kinh doanh lại quan trọng đối với các thương nhân?
Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh là yếu tố quan trọng trong việc quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh. Qua việc đăng ký, các cơ quan chức năng và xã hội có thể theo dõi và kiểm soát hoạt động kinh doanh của các thương nhân, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong môi trường kinh doanh.
Điều luật riêng về nghĩa vụ đăng ký kinh doanh được quy định như thế nào?
Điều luật riêng về nghĩa vụ đăng ký kinh doanh định rõ các quy định và quy trình cụ thể mà thương nhân phải tuân thủ khi tiến hành đăng ký kinh doanh. Nó cung cấp cơ sở pháp lý rõ ràng và giúp thương nhân thực hiện nghĩa vụ này một cách hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho cơ quan quản lý và xã hội thực hiện kiểm soát và giám sát hoạt động kinh doanh.
Nội dung bài viết:
Bình luận