Đăng ký kinh doanh 2 cơ sở được không?

Hộ kinh doanh là một hình thức cho phép các gia đình hoặc nhóm cá nhân có mối quan hệ thân thiết tiến hành hoạt động kinh doanh với quy mô vừa phải. Đây là một cách thức linh hoạt và phổ biến trong việc khởi nghiệp và tạo thu nhập cho các hộ gia đình. Mỗi hộ kinh doanh sẽ hoạt động tại một địa điểm cụ thể và thực hiện các hoạt động đã đăng ký trước đó.

Đăng ký kinh doanh 2 cơ sở được không?
Đăng ký kinh doanh 2 cơ sở được không?

 

1. Hộ kinh doanh có 2 cơ sở được hay không?

Từ quy định chung về hộ kinh doanh cho đến quyền và nghĩa vụ thành lập đều có thể hiện rõ việc mỗi chủ thể chỉ có thể thành lập tối đa 1 hộ kinh doanh. Ngoài ra thông qua quy định tại Điều 72 Nghị định này cũng thể hiện rõ hộ kinh doanh không được phép có 2 cơ sở.

Theo đó đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.

Như vậy, hộ kinh doanh có 2 cơ sở là trái với quy định của pháp luật trừ trường hợp kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động. Nếu thuộc trường hợp này thì cần thực hiện đăng ký thủ tục đăng ký theo quy định để bảo đảm không bị vi phạm.

2. Mọi người cùng hỏi/ Câu hỏi thường gặp

Thương nhân nước ngoài có thể mở nhiều hơn một văn phòng đại diện tại Việt Nam không?

Một thương nhân nước ngoài có thể mở nhiều hơn một VPĐD tại Việt Nam, tuy nhiên chỉ được mở một văn phòng đại diện của thương nhân đó trên phạm vi lãnh thổ của một tỉnh của Việt Nam.

Hồ sơ thương nhân còn bao gồm những tài liệu gì ngoài bản sao giấy chứng nhận doanh nghiệp?

– Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP;

– Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có) theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo